Muỗi và các loại côn trùng gây hại có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đồng thời là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm và các bệnh nguy hiểm. Có nhiều phương pháp để đuổi muỗi mà không sử dụng các chất hóa học độc hại, như dùng các lá cây có mùi hoặc các sản phẩm như đèn chống muỗi, gel chống muỗi, vòng tay chống muỗi, vợt điện,… Tuy nhiên, những cách này còn khá thủ công và hiệu quả không cao. Một giải pháp tốt và mang lại hiệu quả lâu bền là lắp đặt cửa đuổi muỗi. Trong bài viết sau đây, Blog Nội Thất Đẹp sẽ đưa ra những ưu điểm cũng như kinh nghiệm làm cửa đuổi muỗi để các bạn tham khảo nhé!

1. Cửa lưới chống muỗi là gì?
2. Ưu điểm của cửa lưới chống muỗi
3. Kinh Nghiệm Lựa Chọn Cửa Lưới Chống Muỗi Phù Hợp Với Gia Đình
4. Những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng
5. Cách làm cửa lưới chống muỗi đơn giản làm ngay tại nhà

1. Cửa lưới chống muỗi là gì?

Được tạo ra từ sợi kim loại được đan lại với đường kính nhỏ, sản phẩm này được thiết kế để ngăn chặn muỗi xâm nhập vào không gian sống. Cửa này sử dụng hệ khung riêng biệt, giúp việc lắp đặt trở nên dễ dàng mà không ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể của không gian. Không chỉ hiệu quả trong việc chống muỗi, sản phẩm này còn bảo vệ gia đình bạn khỏi các loại côn trùng khác như sâu bọ, gián, chuột, rết, và nó có thể sử dụng cho mọi không gian như cửa sổ và cửa đi.

<<<Xem thêm: Cao nhân chỉ cách hóa giải cầu thang sai phong thủy mang tài lộc vào nhà

2. Ưu điểm của cửa lưới chống muỗi

• Sản phẩm có độ bền cao, không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường.
• An toàn với sức khỏe của mọi người do không chứa hóa chất độc hại.
• Chỉ chống côn trùng mà không cản ánh sáng và luồng gió vào không gian sống, giữ cho ngôi nhà luôn thoáng đãng và thoải mái.
• Tiết kiệm năng lượng cho gia đình, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên.
• Bảo đảm tính thẩm mỹ cho không gian nếu lựa chọn màu sắc khung cửa phù hợp với thiết kế.
• Sử dụng thuận lợi, không gây phiền hại và không làm khó chịu như giăng mắc mùng.
• Sản phẩm được đo đạc theo kích thước cửa gia đình, giúp bạn có thể lắp đặt cho mọi cánh cửa, đảm bảo sức khỏe hiệu quả cho các thành viên trong gia đình.

3. Kinh Nghiệm Lựa Chọn Cửa Lưới Chống Muỗi Phù Hợp Với Gia Đình

Khi chọn mua, hãy tập trung vào phong cách và tính năng của cửa lưới phù hợp với gia đình bạn. Hiện nay, thị trường cung cấp nhiều loại cửa lưới với đa dạng thiết kế để bạn có nhiều sự lựa chọn như: cửa lưới dạng lùa, cửa lưới dạng xếp, cửa lưới cố định, và các loại cửa với 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh, v.v. Dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp.

3.1 Chọn cửa chống muỗi phù hợp mục đích sử dụng

Khi lựa chọn cửa chống muỗi, hãy xem xét kỹ lưỡng tính năng và mẫu mã bạn định mua. Điều này rất quan trọng để đảm bảo cửa có thể bao kín toàn bộ khu vực, đồng thời cửa cũng phải hợp với kiểu cửa và diện tích. Ngoài ra, chọn mẫu cửa chống muỗi còn phải hài hòa với thiết kế tổng thể của không gian. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm chọn mua, hãy nghe tư vấn từ nhân viên cửa hàng. Nếu nhà bạn là biệt thự, hãy chọn mẫu cửa cao cấp với nhiều tính năng. Bên cạnh đó, cũng phải cân nhắc màu sắc phù hợp để tạo sự trang nhã và hoàn hảo cho không gian. Bạn có thể chọn mua những mẫu cửa lưới chống muỗi điều khiển từ xa, cửa dạng lùa hay lưới xếp đều mang tính thẩm mỹ cao.

<<<Xem thêm: Bàn thờ dòng họ – Cách bố trí chuẩn phong thủy để ông bà không quở phạt

3.2 Chọn cửa chống muỗi chính hãng

• Nếu bạn lắp đặt cửa lưới chống muỗi trong các căn hộ chung cư, hãy lựa chọn mẫu cửa có độ bền cao. Hãy chú ý đến cả khả năng chịu các tác động của mưa, gió mạnh (đặc biệt khi dùng cho nhà ở tầng cao).
• Đối với nhà dân cấp 4 hoặc nhà thấp tầng, bạn có thể chọn các mẫu cửa tầm trung hoặc cửa lưới chống muỗi giá rẻ. Các mẫu này vẫn đảm bảo tính năng dễ lắp đặt và khả năng chống côn trùng như ruồi, muỗi, gián cực hiệu quả. Bạn có thể cân nhắc các loại cửa lưới tự cuốn, cửa lưới từ tính hay cố định.

3.3 Lựa chọn màu sắc cửa lưới chống muỗi

Cửa lưới chống muỗi gam màu trắng sứ

Màu trắng sứ này thích hợp với mọi phong cách thiết kế nội thất, từ cổ điển đến hiện đại. Với ngôi nhà cổ điển, cửa lưới trắng sứ sẽ tạo nên vẻ đẹp sang trọng và quý phái. Với ngôi nhà có không gian hiện đại, màu trắng sứ sẽ tôn lên vẻ trẻ trung và hiện đại. Bên cạnh đó màu trắng sứ còn tạo cho không gian đồng nhất, như được trải rộng ra, thích hợp với những phòng có diện tích nhỏ hẹp.

Cửa lưới chống muỗi gam màu đen

Màu đen là màu trung tính nên rất dễ kết hợp trong nhiều không gian có các màu sắc khác nhau. Cửa lưới màu đen sẽ cực thích hợp trong không gian có gam màu trung tính như ghi, xám. Sự kết hợp này mang lại vẻ đẹp sang trọng và thu hút cho ngôi nhà, đồng thời giữ cho không gian luôn gọn gàng và sạch sẽ.

Cửa lưới chống muỗi vân gỗ

Màu vân gỗ đại diện cho gam màu tự nhiên. Sử dụng đồ nội thất màu vân gỗ trong nhà luôn mang lại không khí bình yên và cảm giác thoải mái, dễ chịu cho ngôi nhà. Cửa lưới màu vân gỗ đóng vai trò quan trọng làm nổi bật và tôn lên vẻ đẹp ấn tượng cho không gian.

Cửa lưới chống muỗi

<<<Xem thêm:Những sai lầm về phong thủy khi đặt hòn non bộ ảnh hưởng đến vận may của gia chủ

4. Những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng

Để giúp sản phẩm cửa chống muỗi được sử dụng lâu dài và phát huy hết công năng, bạn nên chú ý đến việc sử dụng sản phẩm đúng cách.

4.1 Đóng cửa sau khi sử dụng

Bắt nguồn từ cơ chế chủ yếu ngăn chặn sự xâm nhập mà không tiêu diệt, muỗi và các loại côn trùng gây hại vẫn có thể đi vào bên trong nhà của chúng ta khi cánh cửa được mở ra. Do đó, một nguyên tắc cơ bản là chỉ mở cửa khi thực sự cần thiết và đóng ngay sau khi sử dụng xong.

4.2 Phun phủ lên cửa một lớp thuốc hoặc các loại tinh dầu có khả năng diệt muỗi

Cửa chống muỗi được thiết kế với cấu trúc lưới và các lỗ nhỏ nhằm ngăn chặn muỗi và côn trùng. Tuy nhiên, tác dụng của cửa chỉ thực sự hiệu quả khi cửa được đóng kín. Do đó, việc sử dụng một lớp hoá chất hoặc các loại tinh dầu tự nhiên có thể giảm thiểu sự xâm nhập của muỗi và côn trùng trong quá trình mở và đóng cửa.

4.3 Sử dụng kết hợp các loại “đèn bắt muỗi”

Cơ chế hoạt động của các loại đèn là thu hút sự chú ý của các loại muỗi và côn trùng bởi ánh sáng, sau đó tiêu diệt chúng qua nguồn điện nhỏ tích hợp trong thân đèn. Do đó, việc đặt thiết bị này gần cửa lưới chống muỗi cũng giúp giảm đáng kể khả năng xâm nhập của các loại muỗi và côn trùng gây hại vào nhà.

4.4 Vệ sinh, bảo trì cửa thường xuyên

• Thường xuyên bảo trì cửa chống muỗi sẽ giúp tăng tuổi thọ của cửa, giúp cửa hoạt động tốt, ngăn ruồi muỗi, côn trùng hiệu quả cũng như bảo vệ sức khỏe các thành viên trong nhà. Điều này sẽ giảm được nguy cơ mắc những bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét…
• Khi cửa lưới gặp vấn đề hỏng hóc trong quá trình sử dụng, bạn không nên tự mình tháo rời và sửa chữa hoặc di chuyển cửa mà không có kiến thức chuyên môn. Việc này có thể gây hỏng cửa và ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của nó. Thay vào đó, hãy liên hệ với các đơn vị lắp đặt để họ điều những nhân viên chuyên nghiệp đến xử lý.
• Hạn chế để vật nhọn đâm vào lưới, làm rách lưới. Trong quá trình vệ sinh lưới chống côn trùng, không nên sử dụng các hóa chất có thể gây ăn mòn lưới và ảnh hưởng đến tuổi thọ của cửa

4.5 Thao tác đóng mở cửa

• Ngoài việc bảo trì và bảo dưỡng định kỳ cùng với vệ sinh cửa chống muỗi, khi mở đóng cửa, bạn không nên quá mạnh tay mà cần phải sử dụng 1 cách nhẹ nhàng thật cẩn thận.
• Với cửa lưới dạng xếp, các nếp gấp liên kết bởi dây nối, vì vậy, khi kéo cửa, bạn hãy thật nhẹ nhàng để tránh rủi ro đứt dây nối hoặc kéo mạnh làm khung cửa lùa, cửa dạng xếp trượt ra khỏi thanh ray….

<<<Xem thêm:Giải mã ý nghĩa phong thủy của việc cóc vào nhà – có thật sự tốt như mọi người nghĩ?

5. Cách làm cửa lưới chống muỗi đơn giản làm ngay tại nhà

Ngoài mua cửa chống muỗi tại các đơn vị chuyên nghiệp thì bạn cũng có thể tự tay làm cửa đơn giản ngay tại nhà. Hãy theo dõi tiếp bài viết của Blog Nội Thất Đẹp để có đầy đủ thông tin từ A đến Z về cách tự làm cửa lưới chống muỗi, đơn giản mà hiệu quả nhé!

5.1 Chuẩn bị vật liệu:

• Búa, tua vít, vít
• Khung cửa: Khi lựa chọn khung cửa, cần chú ý đến hai điều quan trọng. Thứ nhất là chất liệu, nên sử dụng nhôm xingfa tĩnh điện, vừa thẩm mỹ lại bền. Thứ hai là kích thước, cần phải phù hợp với không gian để đảm bảo thẩm mỹ và tiện ích.
• Lưới: Vì mục đích chính là chống muỗi nên loại lưới cần được chọn phải có mắt nhỏ, không để muỗi có khả năng xâm nhập. Trên thị trường, có sẵn các loại lưới sợi thủy tinh hoặc lưới inox 304, với kích thước lỗ khoảng 1.2mm – 1.5mm.
• Đinh ghim: Đinh ghim là vật liệu không thể thiếu khi tự làm cửa lưới chống muỗi tại nhà. Nó giúp cố định phần lưới vào khung một cách chặt chẽ. Nếu thiếu đinh ghim, cửa lưới sẽ không thể hoàn thiện. Vật liệu này có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng vật liệu xây dựng.
• Bên cạnh đó, nếu bạn có ý định gia công loại nhôm định hình chuyên dụng và gioăng cao su chuyên dụng để giảm bớt chi phí mua nguyên vật liệu mới, cần thêm con lăn để lắp gioăng cao su vào lưới.

5.2 Các bước tự làm cửa lưới chống muỗi tại nhà

• Cần đo kích thước chính xác của khung cửa mà bạn dự định lắp lưới. Sử dụng thước đo chuyên dụng để đảm bảo con số chính xác nhất.
• Tạo khung cửa theo kích thước đã đo trước đó. Để có sản phẩm cuối cùng hoàn hảo, ngay từ bước này cần sự chính xác và cẩn thận.
• Đo lưới bằng mép ngoài của khung cửa. Sử dụng keo để định vị lưới sao cho nó căng và chính xác, không bị xê lệch so với khung, thẩm mỹ nhất có thể. Sau đó, sử dụng vít để cố định lưới vào khung.
• Sử dụng những đinh ghim đã chuẩn bị để đính chặt lưới vào phần khung. Một mẹo dễ hơn là bạn có thể sử dụng băng dính để định hình lưới vào khung trước khi đính ghim.
• Cuối cùng, đừng quên kiểm tra lại cửa lưới sau khi tự lắp đặt và thử nghiệm hiệu quả hoạt động của nó.

Cửa lưới chống muỗi được xem là một trong những giải pháp vô cùng hiệu quả để ngăn cản sự xâm nhập và tấn công của muỗi và các loại côn trùng gây hại hiện nay. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà một số người dùng chưa thật sự phát huy được tối đa công dụng của dòng sản phẩm này. Blog Nội Thất Đẹp hy vọng rằng, những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích trong quá trình lắp đặt và sử dụng cửa chống muỗi.

<<<Xem thêm:Cách bố trí phòng bếp một cách khoa học họp phong thủy rước tài lộc vào nhà