Việc đi đường dây điện trong nhà rất quan trọng. Bởi vậy mà mỗi khi có dịp xây nhà mới hay sửa nhà thì vấn đề này cần được tính toán rất kỹ nếu không trong qua trình sử dụng gặp nhiều khó khăn, bất tiện hoặc có khi dẫn đến sự cố cháy nổ. Và hiện tại bạn đang phân vân không biết nên đi dây điện âm tường hay dây điện nổi. Vì mỗi kiểu có ưu nhược điểm riêng. Vậy thì mời bạn cùng #BlogNộiThấtĐẹp phân tích về đi dây điện âm tường và dây điện nổi trong video sau đây để có lựa chọn phù hợp nha

Đi dây điện âm tường

Đi dây điện âm tường được hiểu nôm na là tất cả hệ thống dây được được lắp đặt nằm trong tường hoặc trần nhà. Và những gì bạn thấy chỉ là các công tắt hoặc phích cắm điện thôi. Đây là một kỹ thuật đi dây diện mới trong những năm gần đây và chúng cũng có ưu nhược điểm riêng của mình

Ưu điểm của đi dây điện âm tường

Ưu điểm đầu tiên và lớn nhất mà kỹ thuật đi dây điện âm tường mang lại chính là tính thẩm mỹ. Bởi lẽ tất cả những đường dây điện đều nằm trong tường sẽ tạo cảm giác ngăn nắp, gọn gàng hơn đồng thời bạn sẽ dễ dàng trang trí nhà cửa hơn
Tiếp theo là đi dây diện âm tường giúp tránh được những tai nạn về điện trong trường hợp dây điện bị rò hoặc đứt khi sử dụng. Đặc biệt là đối với những gia đình có trẻ nhỏ và người già sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Thêm một ưu điểm khi đi dây điện âm tường là đảm bảo hệ thống điện được an toàn và ít chịu tác động của các nhân tố bên ngoài. Từ đó giúp tăng tuổi thọ của hệ thống điện và hạn chế hư hỏng hơn.

Nhược điểm của đi dây điện âm tường

Chi phí cao là nhược điểm lớn nhất của việc đi dây điện âm tường. Bởi lẽ ngoài chi phí phụ kiện để đi dây điện âm tường bạn còn phải mất chi phí thiết kế hệ thống điện sao đó logic và an toàn nhất để đảm bảo tránh sai sót trong quá trình thi công.
Bên cạnh đó, tuy đi dây điện âm tường sẽ ít bị hư hỏng nhưng nếu hư rồi thì việc sửa chữa lại gặp nhiều khó khăn. Điều này bắt buột người thiết kế và thi công sau phải có nhiều kinh nghiệm.
Yêu cầu vật liệu chuyên dụng và có chất lượng cao để đẩm bảo hệ thống điện âm tường có tuổi thọ cao và ít bị hư hại nhất

Đi dây điện nổi

Đi dây điện nổi là cách đi dây điện trường thống từ trước tới giờ. Các dây điện sẽ nằm bên ngoài mặt tường và được bao lại bởi các nẹp nhựa. Cách đi dây điện nổi này áp dụng cho hầu hết các công trình từ nhà ở đến nhà xưởng tuy nhiên chúng cũng có những ưu nhược điểm riêng

Ưu điểm của đi dây điện nổi

Chi phí thấp và tiện sửa chữa là ưu điểm lớn nhất của cách đi dây điện nổi. Với cách đi dây điện này bạn chọn loại dây điện thiết bị nào cũng được miễn đáp ứng được về việc tải điện năng. Đồng thời, khi đi dây điện nổi tức dây điện nằm bên ngoài tường nên bạn dễ dàng phát hiện chỗ hư hỏng và sửa chữa thay thế
Một ưu điểm khác khi đi dây điện nổi là bạn dễ dàng thay đổi thiết kế hệ thống điện. Tức là muốn thêm thiết bị hay cắt bỏ những đoạn dây thừa rất dễ dàng. Đồng thời đi dây điện nổi không đòi hỏi bản thiết kế sơ đồ mạch điện chi tiết kỹ càng.

Nhược điểm của đi dây điện nổi

Nhược điểm đầu tiên và dễ thấy nhất là đi dây điện nổi có tính thẩm mỹ thấp. Bởi lẽ các dây điện nằm ngoài mặt tường và có các nẹp nhựa bao bọc lại nhưng vẫn thấy được những đường ống chằn chịt vừa rối mắt lại khó trang trí nhà cửa.
Tiếp theo, đi dây điện nổi thường không an toàn đặt biệt là đối với nhà có người già và trẻ nhỏ. Trên thực thế đã chứng minh có nhiều tai nạn điện xảy ra đối với trẻ em do cha mẹ sơ ý dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

So sánh đi dây điện âm tường và dây điện nổi

Vậy trước khi trả lời là nên chọn đi dây điện âm tường hay dây điện nổi mời bạn cùng #BlogNộiThấtĐẹp làm một phép so sánh đơn giản về 2 hình thức này nha

Về chi phí: Đây là vấn đề mà nhiều bạn quan tâm đầu tiên. Và như đã phân tích ở trên thì đi dây điện âm tường sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với đi dây điện nổi. Bởi kỹ thuật này đòi hỏi vật tư chất lượng cao và thêm cả đơn vị chuyên nghiệp với bản thiết kế sơ đồ mạch điện chi tiết kỹ càng trước khi thực hiện.

Về tính thẩm mỹ: điều này quá rõ ràng rồi. Vì đi dây điện âm tường sẽ tạo cảm giác gọn gàng đẹp mắt hơn đi dây điện nổi

Về tính an toàn: ở đây thì cách đi dây điện âm tường lại có tính an toàn cao hơn đi dây điện nổi
Về công tác bảo trì sữa chữa: xét về mặt này thì đi dây điện nổi lại chiếm ưu thế vì dễ sửa chửa bảo trị hơn sơ với đi dây điện âm tường

Vậy nên đi dây điện nổi hay dây điện âm tường?

Nếu để đưa ra lựa chọn là nên đi dây điện âm tường hay đi dây điện nổi thì cũng hơi khó khăn bời vì mỗi cách có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy theo gợi ý của #BlogNộiThấtĐẹp thì bạn có thể làm phương pháp loại suy theo các bước như sau

(1) xét về chi phí trước, nếu bạn chỉ đủ kinh phí để đi dây điện nổi thì không còn gì bàn cãi, cứ thế mà làm. Còn nếu bạn đủ kinh phí cho cả 2 cách đi dây điện thì mình sang bước 2

(2) Xét về thâm mỹ: Nếu là nhà ở thì yêu cầu về độ đẹp và an toàn cao hơn, bạn nên chọn cách đi dây điện âm tường. Còn nếu bạn muốn đi dây điện cho nhà xưởng hay công trình phụ không yêu cầu tính thẩm mỹ cao thì nên chọn đi dây điện nổi để tiết kiệm chi phí và dễ sửa chữa

Lưu ý khi đi dây điện trong nhà

Và dù bạn chọn cách đi dây điện âm tường hay đi dây điện nổi thì trong quá trình thiết kế và thi công vẫn phải lưu ý những điều sau

Với cách đi dây điện nổi

-Đây điện nên dùng loại có vỏ bọc bằng vật liệu chống cháy, chịu được công suất tối đa.
– Dây điện trong nhà phải cao tối thiểu 2.5m so với mặt đất,
– Có khoảng cách tối thiểu 2,5 m so với ban công và cao 0.5m so với cửa sổ

Với cách đi dây điện âm tường

-Tuyệt đối không đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bọc bảo vệ trong hoặc dưới các lớp tường, trần nhà, những chỗ có thể đóng đinh hoặc khoan lỗ.
– Không được đặt đường dây điện ngầm trong tường chịu lực sâu quá 1/3 bề dày tường.
– Không được đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thông hơi.
– Tuyệt đối cấm đặt dây dẫn dọc mái nhà ở hoặc chôn trực tiếp dưới lớp đất ở ngoài nhà.
– Dây đi xuyên tường vào nhà phải luồn ống cách điện không cháy và phải tránh nước đọng trên dây

Vậy là trên đây #BlogNộiThấtĐẹp đã cùng bạn phân tích về cách đi dây điện âm tường vafddi dây điện nổi rồi. Với những thông tin này thì bạn đã biết là nên chọn đi dây điện âm tường hay đi dây điện nổi cho nhà của mình rồi đúng khống nào. Chúc các bạn có được ngôi nhà ứng ý nhất nha.