Trong tập phong tục tập quán thờ cúng của các gia đình Việt,nhà thờ họ là nơi vô cùng thiêng liêng vì không chỉ đơn thuần là của gia đình đó mà đây còn là nơi thờ cúng tổ tiên của gia tộc theo gia phả phụ hệ. Bởi vậy, việc bố trí bàn thờ dòng họ như thế nào chuẩn phong thủy luôn được rất nhiều người quan tâm.Nào hãy cùng Blog Nội Thất đẹp đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Tìm hiểu về bàn thờ dòng họ

Nhà thờ họ rất phổ biến,đặc biệt là ở khu vực miền Bắc,hầu hết dòng họ nào cũng có một nhà thờ tổ để tưởng nhớ tổ tiên.Đây là nơi lưu giữ ký ức và thông tin của dòng họ như gia phả, phong vị, văn tự cổ, thương vị… Hay nói cách khác,nơi đây chính là một bảo tàng lưu giữ linh hồn của dòng họ.Bởi vậy,thế hệ con cháu trong gia tộc luôn phải chăm chút, tôn trọng và về tụ họp khi có dịp giỗ hoặc lễ tết hàng năm.
Khác với những loại bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình thì bàn thờ dòng họ với nhiều chức năng tâm linh của mình có một hình thái bề thế hơn rất nhiều. Ngoài bàn thờ chính còn các bàn thờ phụ thờ Chi, Vọng, bàn thờ Bà Cô, Ông Mãnh, bàn thờ cho người mới khuất.Để hiểu rõ hơn,các bạn hãy theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

Cách bố trí bàn thờ họ chuẩn

Thường với các gia đình khá giả thì nhà hờ dòng họ sẽ được xây riêng nhưng đối với những nhà ở nông thôn tầm trung thì có thể kế hợp bàn thờ dòng họ trong nhà. Cụ thể là các nhà ở nông thôn thường được xây theo kiến trúc ba gian hai chái hay một gian hai chái. Và bàn thờ họ bao giờ cũng thiết lập ở gian hai chái.
Còn nói về cách bố trí bàn thờ họ chuẩn lễ nghi và chuẩn phong thủy thì bao gồm hai lớp

1.Lớp trong

Một chiếc rương lớn cao khoảng 1m, dài và rộng 2m. Mặt trước gồm ba ô, mỗi ô khắc một chữ đại tự (大佀)
Có 2 chiếc mâm đặt phía trong bàn thờ. Mâm to đựng cỗ, mâm bé bày hương hoa trong ngày giỗ. Chiếc thứ 2 phải bé hơn chiếc thứ 1.
Có một chiếc thần chủ đặt trong khám thờ kê trên chiếc bệ. Có thể thay thế bằng chiếc ngai để tổ tiên thuộc hàng cao có thể kiểm soát con cháu thờ cúng.
Trước thần chủ thường có đĩa đựng trầu cau, 3 ly nước lã trong, chén (hoặc bình) rượu nhỏ, đĩa đồng hoặc sứ đặt 2 bên để đặt hoa quả, thức ăn để thờ…
Bên trong đặt bài vị của tổ tiên bằng sứ, có thể thay thế bằng ảnh chân dung người mất được treo lên tường sau hoặc đặt trên mặt bàn thờ.
Trước đây lớp trong theo truyền thống thường là một chiếc hòm lớn nhưng hiện nay dần dần thay bằng án gian thờ hoặc ô xa thờ có độ cao lớn hơn lớp ngoài để có thể bày thật nhiều đồ cúng.

2.Lớp ngoài

Bát hương lớn bằng sứ hoặc đồng, trong đó có để cát hoặc tro ở trong, ở giữa cắm trụ sắt cao để đặt hương vòng.
Hai bên có 2 cây đèn, bật khi cúng lễ
Hai cây đồng để thắp nến, hoặc 2 con hạc đồng cùng những đồ vật trang trí thêm như hoành phi, câu đối… vào chính giữa bàn thờ, sập thờ hoặc hai bên.
Bạn có thể hiểu nôm na lớp ngoài của bàn thờ dòng họ là án gian thờ hoặc ô xa thờ có độ cao thấp hơn thường được sơn thếp vàng. Hai bên là đèn thờ hoặc đôi hạc đồng.
Ngoài ra còn có một bức hoành phi phía trên cửa không gian thờ và đôi câu đối đặt hai bên thể hiện sự cao quý và gia phong của dòng họ.

Xem thêm : Đặt phòng thờ trên nhà bếp – đừng dại mà đổ hết tài lộc ra ngoài

 

Những vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ họ

1.Di ảnh thờ

Đối với những gia đình có ông bà,bố mẹ thuộc các chi trên đã mất thì cần phải có di ảnh thờ để thể hiện sự tôn kính và biết ơn,luôn nhớ đến dù người thân đã không còn.Có thể sử dụng ảnh đóng khung hoặc đúc tượng bằng đồng nhưng hầu hết hiện nay đều thờ bằng ảnh hoặc ảnh phục chế có màu.

2 Bát hương

Bộ bát hương lớn nhất ở giữa để thờ Phật với mong muốn cầu cho gia tộc được bình an,tránh được bệnh tật,tai ương,nghiệp chướng.
Một bát hương để thờ Thần. Có rất nhiều vị thần được thờ như thổ công, thần tài, thần lộc,..Với cầu mong cho gia chủ được tài lộc, làm ăn thịnh vượng và yên ấm trong mọi công việc làm ăn.
Và cuối cùng là những bát hương nhỏ hơn để thờ ông bà,tổ tiên.Tùy vào tín ngưỡng và phong tục của mỗi gia đình mà số lượng bát hương này sẽ được gộp chung lại hay tách ra thờ từng người.

3.Mâm bồng

Mâm bồng là vật thờ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên.Loại mâm này dùng để đựng 5 loại quả khác nhau với những ý nghĩa khác nhau nhưng đều có ý nghĩa chung là thể hiện sự tôn kính và biết ơn tổ tiên,cầu mong phúc lành cho con cháu trên trần gian.

Xem thêm : Phòng thờ đẹp – tất cả những phong cách thiết kế tinh tế sang trọng nhất hiện nay

4.Chóe bầy

Chóe bầy trong bàn thờ dòng họ không những tạo nên vẻ đẹp cao sang mà còn mang ý nghĩa mong muốn cuộc sống giàu sang, phú quý.Thường thì người ta sẽ bố trí 3 chiếc chóe gồm : nước,muối,gạo với ý nghĩa về phong thủy tượng trưng cho sự an lành,no đủ.

5.Ngai chén thờ

Để tưởng nhớ những người đã khuất ,trước bát hương luôn có kỷ ngai chén đựng nước sạch và đựng rượu. Với họa tiết hoa văn cuốn thư thể hiện cho sự tri thức, sự cao sang phú quý và vĩnh cửu. Kỷ ngai với hoa văn mặt nguyệt mang lại điềm lành, hạnh phúc và chứa đựng nguồn sống bất tử.

6. Gia Phả

Đây được xem là vật không thể thiếu trên bàn thờ dòng họ. Trong gia phả, mỗi vị tổ tiên đều được ghi những dòng trích ngang, ngày tháng sinh tử, tên họ, chức tước, có khi còn ghi cả tính tình, sở thích của các vị lúc sinh thời. trong đó còn ghi rõ vị nào tên gì, sinh ra những ai, ngành trưởng, ngành thứ là những ai.

Xem thêm : Phòng thờ đẹp – Mẫu thạch cao đẹp cho từng phong cách phòng thờ đẹp nhất hiện nay
Trên đây là những chia sẻ của Blog Nội Thất Đẹp về cách bố trí bàn thờ dòng họ chuẩn phong thủy nhất hiện nay.Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi đem lại,các bạn sẽ biết cách bố trí bàn thờ họ của dòng họ mình một cách chuẩn nhất để thể hiện sự tôn kính,biết ơn của mình đối với tổ tiên cũng như mang lại phước lành,tránh được tai ương cho các thành viên trong gia đình mình nhé!
#banthoho #banthodongho #botribanthoho