Hệ thống thoát nước đóng một vai trò quan trọng của mỗi người trong đời sống hiện nay bởi không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức mà nó còn hỗ trợ quy trình sản xuất được diễn ra liên tục. Tuy nhiên, việc thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà ở hộ gia đình hoặc bất cứ công trình xây dựng nào đều phải đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định, từ đó mới đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ của công trình. Vậy những sai lầm nào cần tránh khi thiết kế hệ thống thoát nước? Hãy cùng Blog Nội Thất Đẹp tìm hiểu rõ hơn về nội dung này trong bài viếtdưới đây nhé!

  • Hệ thống thoát nước là gì?
  • Phân loại các hệ thống thoát nước
  • Vai trò của hệ thống thoát nước
  • Sai lầm khi thiết kế hệ thống thoát nước thường gặp khi xây nhà
  • Hướng dẫn các bước lắp đặt ống thoát nước trong nhà an toàn

———————————————————
Hệ thống thoát nước là gì?

Như các bạn cũng đã biết, hệ thống thoát nước là một tập hợp các phụ kiện ống nước, đường ống, ống dẫn, ống gom và ống nhánh thực hiện chức năng gom nước thải, vận chuyển đến hệ thống xử lý nước thải và xả ra cống nước thải.

Tính năng quan trọng nhất của hệ thống thoát nước là đưa nước đã qua sử dụng đến khu vực lưu trữ hệ thống nước thải. Hệ thống thoát nước được hoạt động dựa trên trọng lực, nếu hệ thống được lắp đặt thẳng đứng thì nước thải sẽ thoát ra nhanh hơn. Tuy nhiên, đối với hệ thống thoát nước trong nhà thì đường ống thoát sẽ nằm ngang và giữ 1 góc để tạo độ dốc, luồng nước qua sử dụng dễ dàng chảy vào cống nước thải.

Phân loại các hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước hiện nay được phân chia ra thành 2 hệ thống bao gồm:

Hệ thống thoát nước chung

Hệ thống thoát nước chung là hệ thống mà các loại nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình xử lý để làm sạch. Thông thường ở đầu các đoạn cống góp, cống chính sẽ xây dựng các miệng xả nước mưa (giếng tràn) để dẫn phần lớn lượng nước mưa từ những trận mưa to kéo dài và đổ ra sông hồ cạnh đó nhằm giảm bớt lưu lượng nước không cần thiết lên công trình làm sạch.

Ưu điểm:

  • Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh vì toàn bộ nước thải đều được xử lý trước khi xả ra nguồn.
  • Chiều dài mạng lưới giảm 30 – 40% so với hệ thống riêng lẻ hoàn toàn, chi phí quản lý giảm 15 – 20% đối với những khu xây dựng nhà cao tầng, những khu vực gần nguồn nước lớn.

Nhược điểm:

  • Không phù hợp với những khu nhà thấp tầng và phân tán.
  • Do lượng nước mưa chảy tới trạm xử lý không điều hòa, do đó công tác quản lý điều phối trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong muốn.
  • Kích thước đường kính ống lớn, mùa khô hạn chế làm việc khiến việc sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả.
  • Vốn kinh tế xây dựng bỏ ra cùng một lúc quá lớn.

Hệ thống thoát nước riêng

  • Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống có thể có hai hoặc nhiều mạng lưới cống riêng biệt, dùng để:
    Vận chuyển nước bẩn nhiều. Ví dụ: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất trước khi xả vào hệ thống xử lý.
  • Vận chuyển nước ít bẩn hơn. Ví dụ: nước mưa, nước thải sản xuất ít nhiễm bẩn thì xả thẳng vào nguồn nhận.

Nếu độ nhiễm bẩn cao thì có thể xả chung với nước thải sinh hoạt. Còn nếu độ nhiễm bẩn thấp thì có thể xả chung với nước mưa. Còn đối với trong trường hợp nước thải sản xuất có chứa chất độc hại axit, kiềm… phải xả nước vào trong mạng lưới ống riêng biệt.

Ưu điểm:

  • Về mặt xây dựng và quản lý thì có lợi hơn so với hệ thống thoát nước chung.
  • Tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng ban đầu.
  • Chế độ làm việc, nguyên lý hoạt động của hệ thống ổn định.

Nhược điểm

  • Phải xây dựng từ hai hay nhiều mạng lưới thoát nước trong đô thị.
  • Xét về mặt vệ sinh thì kém hơn hệ thống thoát nước chung.

Vai trò của hệ thống thoát nước

  • Nước sau khi sử dụng cho các mục đích như sản xuất, sinh hoạt hay nước mưa chảy trên mái nhà, mặt đất chứa nhiều vi khuẩn và vi trùng gây ra bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả người và động vật.
  • Hệ thống thoát nước có vai trò quan trọng dùng để xử lý nguồn nước, nâng cao chất lượng sống của dân cư và bảo vệ môi trường tự nhiên. Nhiệm vụ của hệ thống này là đưa nước thải ra khỏi khu dân cư và sản xuất, đồng thời làm sạch và khử trùng trước khi xả vào nguồn nước.

Sai lầm khi thiết kế hệ thống thoát nước thường gặp khi xây nhà

Dưới đây là những sai lầm thường gặp trong hệ thống thoát nước khi xây nhà mà bạn cần tránh bởi nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đấy nhé.

Sai lầm 1: Độ dốc của đường ống không đúng

Do độ dốc của ống ngang quá nhiều hay quá ít đều không tốt và từ đó bạn cần phải lưu ý khi lắp đặt ống hệ thống thoát nước sao cho phù hợp.
Theo như Blog Nội Thất Đẹp đã tìm hiểu, trong một vài trường hợp độ dốc của ống ngang có thể nhỏ hơn 1,5mm nhưng độ dốc lý tưởng là 6,5mm cho 300mm chiều dài ống (2%). Đối với độ dốc này, cho phép nước thải chảy chậm đủ để mang theo chất rắn và cũng đủ nhanh để vét sạch thành của ống. Ống dốc quá (>4%) cũng dễ bị tắc như ống có độ dốc không đủ bởi vì chất lỏng di chuyển quá nhanh và để lại chất rắn ở phía sau.

Sai lầm 2: Bẫy nước không được thông khí

Bẫy nước và thông khí là những khái niệm dễ bị hiểu sai nhất khi lắp đặt hệ thống thoát nước. Lý do là bởi chức năng chính của chúng là nhằm duy trì ngăn cách vệ sinh giữa không gian sinh hoạt và hệ thống nước thải.

Nếu không có bẫy nước ngăn cách thiết bị, các khí độc, hôi thối sẽ lọt vào trong nhà. Nếu thông khí không đúng cách, nước trong các bẫy sẽ bị hút hết, để lại bẫy nước bị khô và vô dụng. Vậy nên khi đặt bẫy nước cần phải lưu ý để bạn không mắc phải lỗi này nhé.

Sai lầm 3: Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn

Bất cứ phần nào của ống thông khí nằm dưới mực xả tràn đều phải có khả năng thoát nước sau khi thiết bị bị tràn do ống thoát bị tắc.

Sai lầm 4: Không làm đủ cửa thăm

Cho dù hệ thống thoát nước được thiết kế tốt và làm rất cẩn thận thì vẫn có thể bị tắc nghẽn. Cửa thăm để thông tắc và làm sạch ống phải được bố trí ở những nơi có nhiều nguy cơ và phải thuận tiện cho thao tác.
• Bố trí cửa thăm nơi đường ống chính toà nhà thoát ra ngoài.

• Bố trí cửa thăm nơi đường ống đứng gặp đường ống ngang.

• Bố trí cửa thăm nơi mà đường ống chuyển hướng.

• Bố trí ít nhất 1 cửa thăm trên mỗi đoạn ống dài lớn hơn hoặc bằng 30m.

Sai lầm 5: Thông khí phẳng (nằm ngang)

Người ta chia các cách thông khí cho bẫy nước thành 2 loại:

• Thông khí ướt là sử dụng ống thoát đường kính lớn kết hợp thông khí.

• Thông khí khô là dùng các ống riêng, chỉ có một chức năng là cung cấp khí cho hệ thống.

Cả 2 cách thông khí trên đều bị mất tác dụng khi bị lấp kín. Tuy nhiên, thông khí ướt giữ được sự thông thoáng nhờ sự rửa trôi của dòng nước thải chảy xuống. Còn hệ thống thông khí khô có thể bị tắc do không được lắp đặt đúng cách.

Sai lầm 6: Cửa thăm không tiếp cận được

Điều này thường xuyên xảy ra tình trạng này bởi vì cửa thăm được lắp đặt đúng cách phải cho phép thợ sửa điện nước mới tiếp cận được và phải có đủ không gian để làm việc, khoảng trống ít nhất phải từ 30 đến 45cm.

Sai lầm 7: Không đủ khoảng trống không khí

Để đảm bảo nước thải không bị hút ngược trở lại đường cấp nước, khoảng trống nhỏ nhất cần phải được duy trì giữa vòi nước và lỗ xả tràn của thiết bị (bồn rửa) hoặc xảy ra đối với vòi nước không có van chặn 1 chiều.

Sai lầm 8: Không đủ không gian xung quanh bệt xí và chậu rửa

Phải bố trí đủ không gian, để cho những người cao lớn có thể sử dụng một cách thoải mái nhất có thể.

Sai lầm 9: Áp lực và nhiệt độ van xả của bình nước nóng không được điều chỉnh đúng

Nếu không có thiết bị bảo vệ, nhiệt độ và áp lực của nước nóng sẽ tiếp tục tăng cho đến khi làm nổ bình nước nóng. Để bảo vệ bình và tránh khỏi những nguy hiểm này, bạn cần phải lắp đặt van xả an toàn cho bình nước nóng (nếu bình không được trang bị). Van này sẽ tự động xả nước nóng ra ngoài khi mà nước trong bình vượt quá nhiệt độ và áp suất cài đặt. Đường ống thoát của van xả phải lắp đúng cỡ, đúng độ dốc, không được có van để đảm bảo thoát nước của van khi xả ra.

Hướng dẫn các bước lắp đặt ống thoát nước trong nhà an toàn

Ống thoát nước giữ một vai trò vô cùng quan trọng nhằm giúp nguồn nước được lưu thông dễ dàng trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình. Dưới đây là hướng dẫn các bước lắp đặt ống thoát nước trong nhà an toàn và hiệu quả để bạn tham khảo nhé.

Bước 1: Định vị lấy dấu

Trước khi tiến hành lắp đặt, bạn cần thực hiện lấy dấu và xác định vị trí lắp đặt thiết bị cùng với đường ống. Các đường ống nối ngầm sẽ được đánh dấu theo vị trí tính từ mặt sàn. Chẳng hạn việc lắp đặt đường ống cho bình nóng lạnh sẽ tính như sau:

• Vị trí đầu bình nước nóng: +1,75m
• Các đường ống: +1,0m
• Đường ống nước lạnh: +0,52m
• Đầu chờ nước nóng: +1,8m

Bước 2: Lắp đặt đường ống cấp nước

Khi bắt đầu lắp đặt, những yếu tố như nguyên liệu, mối nối, các loại ống dẫn, các vị trí khoan đục tường đều phải được đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời, sử dụng các loại máy như máy hàn, máy cắt cần hết lưu ý để không gây nguy hiểm cho bản thân.Sau khi lắp đặt xong, bạn cần tiến hành thử áp lực nước đường ống để thử nghiệm. Bạn đặt áp suất của nước cao nhất lên đường ống khoảng 15 phút. Sau đó, tiến hành theo dõi vận hành để tìm những vị trí rò rỉ (nếu có). Sau khi hoàn thành xong, bạn trét lại xi măng để cố định.

Bước 3: Lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm

Tùy vào kích thước của loại trụ đứng mà bạn lựa chọn phương pháp nối sao cho phù hợp. Với các ống trụ khoảng D50 trở xuống, bạn nên áp dụng phương pháp ren. Những loại ống D50 trở lên thì nên dùng phương pháp hàn.Phải đảm bảo các ren nối trên cầu ống đã được bịt kín, sơn chống rỉ để tăng độ bền. Cần cố định các đường ống đứng bằng giá treo và khoảng cách từ tường với giá treo là 1,6m. Cuối cùng, tiến hành bơm nước với áp suất lớn để thử áp lực của đường ống.

Bước 4: Lắp đặt đường ống thoát nước

Phương pháp lắp từ dưới lên là phương pháp lắp đặt đường ống thoát nước phổ biến nhất. Thường sử dụng các đường ống có đường kính từ 100 – 350 tùy theo địa hình, cũng như là nhu cầu sử dụng. Sau đó, tiến hành ghép nối, dùng keo chuyên dụng thoa lên bề mặt đường ống và giữ từ 3 – 5 giây. Cuối cùng, bạn tiến hành bước chống thấm để bảo vệ độ bền cho công trình. Dùng xi măng cùng với các loại chống thấm bôi trực tiếp lên các lỗi xuyên sàn cần chống thấm. Để trong vòng 1 ngày, nếu nước ngấm vào hệ thống mà không có dấu hiệu gì là bạn đã hoàn thành xong.

Bước 5: Lắp đặt thiết bị vệ sinh

Các thiết bị lắp đặt vệ sinh hiện nay thường được làm bằng gốm sứ, do vậy nên rất dễ hư hỏng nếu va chạm mạnh. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn và độ bền của thiết bị, bạn nên thực hiện lắp đặt khi các khâu lát, ốp của nhà đã được hoàn thiện xong. Từ những ống đã được lắp đặt trước đó, bạn nối trực tiếp thiết bị và đường ống bằng gioăng. Khi đó, bạn tiến hành cố định chắc chắn các thiết bị vệ sinh (có thể dùng inox hoặc các nở thép mạ kẽm). Sau khi hoàn thành xong, bạn mở nước và khảo sát khả năng thoát nước và áp suất nước của thiết bị.

Bước 6: Hoàn thành lắp đặt

Sau khi hoàn thành tất cả các khâu lắp đặt cũng như kiểm tra, bạn tiến hành dọn dẹp, vệ sinh và phải đảm bảo công trình đã được sạch đẹp, tinh tươm nhé.

Trên đây là những sai lầm khi thiết kế hệ thống thoát nước dễ mắc phải mà bạn cần tránh. Hy vọng qua video này, bạn chỉ cần để ý một chút là hoàn toàn có thể tránh được những sai lầm kể trên đó. Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều video chia sẻ hữu ích từ kênh nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các video sau.

>>> Xem thêm:Phòng tắm đẹp 2023 – những sai lầm khi chọn bồn tắm hầu như ai cũng mắc phải