Những ngày cuối năm là lúc mà không khí Tết đã tràn ngập khắp nơi, lễ cúng ông Công ông Táo trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam không thể thiếu trong dịp này. Vào 23 tháng Chạp âm lịch, mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị lễ cúng, nhằm tiễn ông Công ông Táo lên trời báo cáo công việc của gia đình trong năm cũ và mong cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc. Trong video ngày hôm nay, Blog Nội Thất Đẹp hướng dẫn chi tiết tới các bạn về cách bày cúng bàn thờ đưa ông Táo ngày Tết theo chuẩn phong thủy, mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình nha!

– Vị trí thờ cúng ông Công ông Táo ngày Tết
– Lễ vật cúng ông Táo ngày Tết cần chuẩn bị gì?
– Cách bày mâm cúng bàn thờ đưa ông Táo về trời
– Lưu ý khi cúng đưa ông Công ông Táo về trời ngày Tết
– Lưu ý khi cúng đón ông Công ông Táo ngày Tết

Vị trí thờ cúng ông Công ông Táo ngày Tết

Trong tín ngưỡng dân gian, ông Công ông Táo là vị thần có nhiệm vụ cai quản việc bếp núc, trông coi nhà cửa, và báo cáo lại công việc của gia đình cho Ngọc Hoàng vào những ngày cuối năm, để Ngọc Hoàng có thể xét bản thưởng phạt cho gia đình đó. Chính vì vậy, tại nhiều địa phương nhiều gia đình thương lập bàn thờ ông Táo trong nhà Bếp để thuận tiện cho việc thờ cúng hàng ngày. Họ tin rằng, việc này có thể mang lại sự yên bình, may mắn và bình an cho gia đình.

Bàn thờ ông Táo, thường được đặt tại gian bếp, nơi giữ lửa chính trong mọi gia đình. Còn đối với những nhà không có bàn thờ riêng, thì cũng có thể đặt bàn thờ ông Táo chung với bàn thờ gia tiên của gia đình. Ngoài ra, khi đặt bàn thờ trong nhà, sẽ có một số lưu ý quan trọng bạn cần chú ý, để không rước phải tai ương đến với gia đình như sau: Bàn thờ ông Táo thường nên được đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ, và tránh những vị trí đối diện góc nhọn. Bên dưới xà ngang và đối diện với nhà vệ sinh cũng là những nơi bạn không nên bày bàn thờ ông Táo ngày tết để tránh xảy ra xung đột năng lượng. Bên cạnh đó, theo quan điểm phong thủy, ông Công ông Táo thuộc hành Hỏa, nên sẽ hợp với hướng thịnh nhất của mệnh hỏa là hướng Nam. Vì vậy, nếu đặt bàn thờ ông Táo tại hướng Nam trong nhà có thể mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Ngoài hướng Nam, gia chủ cũng có thể xem xét đặt bàn thờ ông Công ông Táo theo hướng Đông Bắc để hỗ trợ sự nghiệp thăng tiến và thuận lợi, hoặc theo hướng Tây để mang lại hạnh phúc, thịnh vượng, và tránh xa bệnh tật,…

<<<Xem thêm: Những kiêng kỵ ngày Tết cần phải biết để tránh hao tài tốn lộc

Lễ vật cúng ông Táo ngày Tết cần chuẩn bị gì?

Lễ vật cúng ông Táo là một phần quan trọng của nghi thức truyền thống. Những lễ vật này không chỉ khiến cho không gian thờ cùng của gia đình được đẹp mắt mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc nằm sau nó. Để chuẩn bị lễ cúng Ông Công Ông Táo ngày Tết tươm tất, bạn sẽ cần chuẩn bị:

– Mũ ông Công ba cỗ: Tượng trưng cho ba vị thần Táo Quân: Hai mũ dành có cánh chuồn cho ông Táo và một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.
– Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công và ông Táo. Với lễ cúng tiễn ông Táo về trời truyền thống người ta sẽ thường chuẩn bị 3 con cá sống thả trong chậu nước, nhưng hiện nay cũng có nhiều gia đình sử dụng cá chép giấy để thay thế.
– Tiền vàng: Tiền vàng thường được sử dụng như một biểu tượng của sự giàu có và may mắn, cầu mong các vị thần phù hộ cho gia đình trong năm mới sẽ có nhiều tài lộc, làm ăn phát đạt.
– Áo và hia cũng là lễ vật quan trọng không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo ngày Tết, như một món quà thể hiện tấm lòng thành của gia chủ dành tặng cho ông Công ông Táo để các vị thần có diện mạo đẹp đẽ khi lên chầu Ngọc Hoàng. Thông thường, áo và chia sẻ có màu sắc thay đổi theo ngũ hành:

– Năm hành Kim: Màu vàng.
– Năm hành Mộc: Màu trắng.
– Năm hành Thủy: Màu xanh.
– Năm hành Hỏa: Màu đỏ.
– Năm hành Thổ: Màu đen.

Như vậy, theo lịch Âm lịch, năm 2024 Giáp Thìn sẽ thuộc hành Hỏa, do đó đồ cùng màu đỏ có thể sẽ giúp bạn mang lại nhiều may mắn và tài lộc trong năm mới đó nha.

Bên cạnh những lễ vật trên, mâm cỗ tiễn Ông Công Ông Táo về trời cũng là một phần quan trọng không thể thiếu vào 23 tháng Chạp hàng năm của mỗi gia đình người Việt. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, mà bạn có thể chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Sau đây sẽ là gợi ý của một mâm cúng ông Táo truyền thống:

– Gà luộc, hoặc thịt heo luộc
– 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò
– 1 đĩa xôi gốc
– Hoa quả
– 3 chén rượu
– Quả cau, lá trầu
– Lọ hoa

 

<<<Xem thêm: Những sai lầm về quan niệm phong thủy nhà ở mà bạn không nên tin theo

Cách bày mâm cúng bàn thờ đưa ông Táo về trời ngày Tết chuẩn phong thủy

– Mũ ông Công: Đặt ở giữa bàn thờ, phía trước là một bát hương và một đôi đèn cầy, tạo nên không gian linh thiêng và trang trí.
– Cá chép: Đặt bên cạnh mũ ông Công, gia chủ có thể sử dụng cá chép thật thả trong chậu nước hoặc cá chép giấy thì đặt trên đĩa.
– Tiền vàng: Bày thành hình tháp hoặc hình thuyền, đặt ở bên cạnh cá chép.
– Các món ăn khác: Bày biện xung quanh mâm cúng, sao cho thuận tiện và đẹp mắt, chẳng hạn như:

+ Gà luộc hoặc thịt lợn luộc: Đặt ở giữa bàn thờ
+ Cá chép rán (hoặc cá chép sống): Đặt ở bên phải bàn thờ
+ Xôi gấc, hoa quả, chè, rượu, trà,..: Đặt ở bên trái bàn thờ
+ Quả cau, lá trầu: Đặt ở phía trước bàn thờ
+ Lọ hoa: Đặt ở bên cạnh ngoài cùng của ban thờ

Khi bày biện mâm cúng ông Táo, bạn cần lưu ý hãy giữ cho bàn thờ của gia đình thật sạch sẽ, gọn gàng. Các lễ vật cần được bày biện cân đối, hài hòa và tuyệt đối không nên bày biện quá nhiều lễ vật.

<<<Xem thêm:Hướng Dẫn Cách Lập Bàn Thờ Ông Táo Chuẩn Phong Thủy

Lưu ý khi cúng đưa ông Công ông Táo về trời ngày Tết

Lễ cúng đưa ông Công ông Táo về trời ngày Tết là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Vì vậy khi tiễn ông Táo về trời vào ngày Tết, bạn sẽ cần chú ý những lưu ý quan trọng sau đây:

1. Thời gian cúng đưa ông Công ông Táo về trời ngày Tết

Lễ tiến ông Táo về trời phải được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Vì theo quan niệm truyền thống rằng sau thời điểm này, các Táo Quân sẽ trễ giờ về trời và không thể báo cáo chuyện công việc của gia đình tời Ngọc Hoàng. Do đó, bạn có thể lựa chọn làm lễ cúng tiễn ông Táo từ ngày 21 tháng Chạp cho đến sáng ngày 23 tháng Chạp (trước 12 giờ trưa).

2. Không khấn xin tài lộc khi làm lễ tiễn ông Táo với việc trời

Trong lễ cúng, tránh việc xin tài lộc, sung túc vì đây là thời điểm Táo Quân lên chầu trời để báo cáo những chuyện diễn ra trong năm của gia đình với Ngọc Hoàng. Do đó, bạn nên xin các Táo Quân báo cáo những chuyện tốt lành của gia đình hơn là khấn xin tài lộc nha.

3. Không ném, thả cá chép từ trên cao xuống khi tiến ông Táo trong ngày Tết

Tránh hành động ném, thả cá chép từ trên cao xuống khi đi phóng sinh, vì nó không chỉ làm mất ý nghĩa tâm linh mà còn có thể gây tổn thương cho cá. Thay vào đó, hãy thả cá chép một cách nhẹ nhàng hơn, bằng cách ra mép sông hoặc hồ để thả chúng. Ngoài ra để giữ gìn vệ sinh môi trường, bạn cũng đừng quên vứt túi nilon đúng nơi quy định sau khi thả cá nhé.

Lưu ý khi cúng đón ông Công ông Táo ngày Tết

1. Ngày thực hiện lễ đón ông Công ông Táo ngày Tết

Theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo sẽ lên trời vào ngày 23 tháng Chạp để báo cáo Ngọc Hoàng về công việc gia đình trong năm cũ. Sau 7 ngày, ông Công ông Táo sẽ trở lại trần gian vào ngày 30 tháng Chạp để tiếp tục công việc. Tuy nhiên, có người cho rằng ông Táo sẽ trở lại vào ngày 29 tháng Chạp, một ngày trước Tết. Tuy nhiên với nhiều địa phương, lễ đón ông Công ông Táo thường được tổ chức vào ngày 30 tháng Chạp.

2. Làm sạch bàn thờ trước lễ cúng đón ông Công ông Táo ngày Tết

Trước khi đón ông Công ông Táo, gia chủ nên lau dọn bàn thờ sạch sẽ, bày biện lễ vật đẹp mắt giữ cho không gian linh thiêng luôn gọn gàng trong suốt các ngày Tết.

3. Bày biện lễ vật cẩn thận

Lễ vật cúng cần được bày biện đầy đủ và cẩn thận, phù hợp với tín ngưỡng dân gian và thể hiện lòng kính trọng của các thành viên trong gia đình đối với vị thần cai quản chuyện nhà cửa, bếp núc trong nhà.

4. Thắp hương theo thứ tự

Sau khi bày biện mâm cúng, gia chủ thắp hương và tiến hành khấn vái. Lúc này bạn có thể xin các vị thần phù hộ cho một năm mới an khang, thịnh vượng, may mắn và công việc làm ăn được hanh thông.

5. Đọc bài cúng đúng cách

Khi đọc bài cúng, gia chủ cần đọc rõ ràng, lưu ý đến mỗi từ ngữ, thể hiện lòng thành kính và sự chân thành trong lễ cúng.

Và trên đây là toàn bộ những lưu ý khi bày cúng bàn thờ ông Công ông Táo ngày Tết chuẩn phong thủy mà Blog Nội Thất Đẹp muốn chia sẻ tới các bạn trong video ngày hôm nay. Bày biện và thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo đúng cách không chỉ giúp gia đình tạo nên không khí ấm áp, hạnh phúc mà còn mang lại nhiều may mắn và thịnh vượng cho mọi thành viên trong gia đình nữa đó nhé.

<<<Xem thêm: Phòng khách đẹp – Trả lời cho câu hỏi nên lát gạch hay ốp sàn gỗ cho phòng khách