Sàn gỗ, không chỉ là một phần cơ bản của kiến trúc ngôi nhà, mà còn là một biểu tượng của sự ấm áp và sang trọng. Khi bước vào một không gian được hoàn thiện và ốp lát sàn gỗ, bạn sẽ cảm nhận ngay sự mềm mại dưới chân qua những đường nét hoàn thiện tinh tế trong thiết kế nhà ốp lát sàn gỗ. Từ thời xa xưa, sàn gỗ đã thể hiện sự đẳng cấp và sự quý phái, và cho đến ngày nay, nó vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều người khi xây dựng hoặc nâng cấp ngôi nhà của mình. Trong video này, chúng ta sẽ khám phá tại sao nên chọn ốp sàn gỗ cùng với đó Blog Nội Thất cũng sẽ cập nhật báo giá sàn gỗ năm 2023 để bạn có thêm thông tin để cân nhắc và lên phương án xây dựng phù hợp cho ngôi nhà của mình nha.

Nếu xem hết video này, bạn sẽ biết thêm về những thông tin sau:

  • Vì sao nên chọn ốp sàn gỗ thay vì lát gạch
  • Những lưu ý khi ốp sàn gỗ
  • Những loại sàn gỗ phổ biến hiện nay kèm báo giá tham khảo

Vì sao nên chọn ốp sàn gỗ thay vì lát gạch

Ốp sàn gỗ so với lát gạch có nhiều ưu điểm riêng biệt, và dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên cân nhắc chọn ốp sàn gỗ thay vì lát gạch:

  1. Sự Ấm Cúng và Thoải Mái: Sàn gỗ tạo cảm giác ấm áp và thoải mái hơn so với gạch lát lạnh lẽo. Đặc biệt vào mùa đông, sàn gỗ giữ nhiệt tốt nên sẽ giúp không gian sinh hoạt của gia đình trở nên ấm áp hơn mà không cần sử dụng đến thảm hay miếng lót nền. Bên cạnh đó, nhiều gia đình lựa chọn ốp sàn gỗ cho không gian chơi của trẻ nhỏ, để trẻ có thể thoái mái chơi đùa hạn chế tình trạng vấp té.
  2. Thiết Kế và Màu Sắc Đa Dạng: Hiện nay trên thị trường sàn gỗ có sẵn với nhiều chủng loại gỗ với màu sắc và hoa văn đa dạng, từ màu gỗ sáng như đàn hương đến gỗ đậm như óc chó. Điều này giúp bạn tạo nên không gian thẩm mỹ và phong cách riêng biệt cho ngôi nhà của mình.
  3. Dễ Dàng Lắp Đặt: Ốp sàn gỗ thường dễ dàng và nhanh chóng hơn so với việc lát gạch. Vì các tấm sàn gỗ thường có hệ thống khóa mạch nên bạn có thể tự lắp hoặc thuê thợ lắp đặt một cách nhanh chóng. Việc này sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi phí thi công lắp đặt hệ thống sàn ốp gỗ một cách tốt nhất.
  4. Dễ Bảo Dưỡng và Sửa Chữa: Sàn gỗ thường sẽ dễ dàng vệ sinh hơn so với sàn lát gạch, chỉ cần bạn chịu khó lau chùi thường xuyên là có thể giữ cho sàn gỗ luôn sạch sẽ và bóng bẩy rồi. Bởi thông thường bề mặt sàn gỗ sẽ được phủ một lớp bảo vệ, nên mặt sàn hầu như không bám bẩn. Ngoài ra, các đường ron giữa những miếng sàn gỗ gần như rất nhỏ nên sẽ ít để lại hiện tượng đóng bụi. Mặt khác, nếu sàn gỗ có vết trầy xước hoặc hỏng, bạn có thể dễ dàng thay thế hoặc sửa chữa từng tấm một, trong khi đối với gạch, thường cần phải thay toàn bộ miếng gạch bị hỏng và các khu vực liên quan.
  5. Âm Thanh và Cách Âm Tốt: Sàn gỗ có khả năng cách âm tốt hơn so với gạch, giúp giảm tiếng ồn từ bước chân và tạo ra không gian yên tĩnh hơn, đặc biệt là trong không gian có nhiều tầng như nhà ống.
  6. Gia Tăng Giá Trị Ngôi Nhà: Sàn gỗ có thể sẽ là một yếu tố quan trọng giúp tăng giá trị bất động sản của bạn đó nhé. Do một căn nhà được lắp đặt hệ thống sàn gỗ cao cấp, khi được khéo léo kết hợp với đồ nội thất sang trong thì sẽ tạo nên một không gian đẳng cấp, mang đến vẻ đẹp sang trong hơn nhiều so với sàn lát gạch.
  7. Sàn Gỗ Có Thể Tái Sử Dụng: Công nghệ hèm khóa đặc biệt của sàn gỗ cho phép các tấm gỗ có thể dễ dàng liên kết mà không cần sử dụng đến keo hay đinh. Cũng chính vì vậy mà việc tháo lắp sàn gỗ trở nên đơn giản, không dây hại cho tấm gỗ hay nền sàn bên dưới, cho phép bạn có thể sử dụng lại sàn gỗ một cách dễ dàng mà không cần phải mua mới.

Những lưu ý khi ốp sàn gỗ

Khi bạn quyết định ốp sàn gỗ, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên xem xét để đảm bảo quá trình lắp đặt và sử dụng sàn gỗ diễn ra thuận lợi và hiệu quả như sau:

–       Chọn loại gỗ thích hợp: Trên thị trường hiện nay phân phối rất nhiều loại gỗ ốp sàn khác nhau. Vì vậy, bạn hãy ưu tiên lựa chọn loại gỗ nào phù hợp với môi trường sử dụng và phong cách thiết kế của bạn. Để tìm được loại sàn gỗ phù hợp cho ngôi nhà, bạn nên xem xét về độ cứng, màu sắc, hoa văn và nguồn gốc của gỗ.

–       Chuẩn bị sàn nền: Khi thi công và lắp đặt sàn gỗ yêu cầu bạn cần thực hiện trên một sàn nền phẳng, khô ráo và sạch sẽ. Do đó, hãy đảm bảo rằng sàn nền của bạn không có lỗ hổng và có thể đáp ứng các yêu cầu trên nha.

–       Lựa chọn công nghệ lắp đặt: Sàn gỗ thường có các công nghệ lắp đặt khác nhau như hèm khóa, dán keo, hoặc đinh. Vì vậy, hãy lựa chọn phương pháp thi công lắp đặt phù hợp với loại sàn gỗ của bạn nhé.

–       Để khoảng cách hở phù hợp: Độ giãn nở của sàn gỗ có thể sẽ bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Do vậy, khi thi công sàn gỗ bạn cần có khoảng cách hở ở các cạnh để tránh tình trạng sàn gỗ bị cong vênh gây ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt nha.

–       Vị trí lắm đặt: Nên xác định trước vị trí cụ thể bạn muốn lắp đặt sàn gỗ, bao gồm cả chức năng phòng và hướng lát nền. Vì, điều này sẽ giúp bạn tính toán số lượng tấm gỗ cần thiết và tối ưu hóa quy trình lắp đặt.

–       Đơn vị thi công sàn gỗ chuyên nghiệp (Nếu Cần): Nếu bạn không tự lắp sàn gỗ, hãy thuê một người chuyên nghiệp để đảm bảo việc lắp đặt được thực hiện đúng cách nhé.

–       Không dùng búa đóng vào sàn: Cho dù sàn gỗ có sức chịu lực khá tốt tuy nhiên bạn vẫn không nên sử dụng những vật nặng như búa đóng trực tiếp vào sàn nha. Vì sàn gỗ lúc này sẽ có khả năng trầy xước, biến dạng và thậm chí là hư hỏng ván gây ảnh hưởng đến chất lượng sàn gỗ. Cũng thương tư như vậy, trong quá trình sử dụng bạn cũng không nên kê hoặc di chuyển những đồ vật nặng trên sàn gỗ. Hoặc để giữ được chất lượng cho sàn gỗ thì bạn nên bố trí thêm phần đệm cao sự ở các phần tiếp giáo để giảm lực tác động lên sàn gỗ nhé.

–       Không sử dụng sàn gỗ ngay sau khi lắp đặt: Trong khoảng 12 tiếng đầu sau khi thi công sàn gỗ, bạn không nên sử dụng sàn hay kê đồ đạc lên ngay đâu nha. Mà thay vào đó, bạn sẽ cần thời gian cho sàn gỗ được ổn định các khớp liên kết, làm quen với nhiệt độ môi trường và định hình lại kết cấu đó nhé.

Những loại sàn gỗ phổ biến hiện nay kèm báo giá tham khảo

  1. Sàn gỗ Đức Egger

Hiện nay trên thị trường phổ hiến hai dòng sản phẩm của Egger chính là sàn gỗ Egger Aqua và sàn gỗ Egger Classic và mỗi loại thì lại có ưu điểm riêng như sau:

–       Egger Aqua: Khóa nước bề mặt 72 giờ, chịu ngập nước lên đến 1000 giờ, kháng khuẩn bề mặt lên đến 99% rất phù hợp cho những khu vực ẩm ướt như phòng tắm, nhà bếp hoặc các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.

–       Egger Classic: Tuy khả năng chịu nước không bằng người anh em của mình nhưng lại có độ ổn định cao với khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chống trầy xước rất tốt. Đồng thời cũng có khả năng kháng khuẩn bề mặt lên đến 99%, bảo vệ sức khỏe cho người dùng một cách tốt nhất.

Giá tham khảo: ~ 450.000 – 850.000 VND/m2

  1. Sàn gỗ Malaysia Robina

Với khả năng chịu ngập nước trong suốt 10 ngày và khả năng khóa chất lỏng trên bề mặt trong 72 giờ liên tiếp, Robina Aqua thể hiện tính chất chống nước xuất sắc rất phù hợp cho những khu vực có độ ẩm cao. Mặt khác sàn gỗ Robina lại có mức giá mềm hơn Egger, nên sẽ là một lợi thế đặc biệt nên cần nhắc đối với những gia đình không muôn chi quá nhiều cho hạng mục sàn gỗ.

Giá tham khảo: ~ 350.000 – 615.000 VND/m2

  1. Sàn gỗ Thái Lan Thaixin

Sàn gỗ Thaixin, xuất phát từ nhà máy danh tiếng Vanachai tại Thái Lan, nên sở hữu khả năng chống nước vượt trội, với khả năng chịu ngập nước lên đến 200 giờ, cũng vì thế mà loại sản gỗ phổ biến này rất phù hợp để lắp đặt tại các khu ẩm ướt. Ngoài ra, sàn gỗ Thaixin cũng được trang bị tính chất chống trầy xước và khả năng hãm cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Lại cộng thêm với mức giá hợp lí, nên sàn gỗ Thaixin có thể sẽ là vật liệu phù hợp phục vụ cả trong gia đình và trong môi trường thương mại, những khu vực vừa cần đảm bảo tính thẩm mỹ những vẫn cần đảm bảo tính an toàn.

Giá tham khảo: ~ 290.000 – 425.000 VND/m2

  1. Sàn gỗ cốt xanh Povar

Sàn gỗ Povar cốt xanh là một trong những sản phẩm đáng chú ý trên thị trường sàn gỗ nội địa. Được tạo ra trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, sàn gỗ Povar không chỉ đảm bảo độ bền mà còn không kém phần chất lượng so với các loại sàn nhập khẩu có mặt trên thị trường. Một trong những điểm mạnh của Povar là mức giá hấp dẫn chỉ khoảng 265.000 – 450.000 VND/m2 làm hài lòng đến 90% người sử dụng. Mẫu mã sàn gỗ Povar tập trung vào tông màu đậm và các mẫu vân gỗ sắc nét, tạo nên một vẻ đẹp hiện đại, phù hợp với xu hướng trang trí nội thất chuẩn châu Âu. Sản phẩm của Povar không chỉ đẹp mà còn được thiết kế để chống mờ, không bị phai màu giúp giữ được vẻ đẹp vượt thời gian trong suốt quãng thời gian dài sử dụng sàn gỗ Povar.

Giá tham khảo: ~ 265.000 – 450.000 VND/m2

  1. Sàn gỗ Galamax

Sàn gỗ Galamax Gold mang trong mình tinh hoa của Việt Nam với sự kết hợp độc đáo của công nghệ sản xuất hiện đại từ Đức tạo ra chất lượng vượt trội cho sản phẩm sàn gỗ mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Với bề mặt bóng ít sần, nó không chỉ trông đẹp mà còn giúp hạn chế tình trạng trượt ngã, đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Giá tham khảo: ~ 230.000 – 290.000 VND/2

Và trên đây là báo giá những loại sản gỗ phổ biến năm 2023 mà Blog Nội Thất Đẹp đã tổng hợp và muốn chia sẻ với bạn trong video ngày hôm nay. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể dễ dàng cân nhắc và lựa chọn loại sàn gỗ ốp lát phù hợp cho gia đình mình.