Hiện tại các công trình nhà ở theo thiết kế nhà ống thường rất ngột ngạt nếu như xung quanh đều là những ngôi nhà san sát nhau. Chính vì thế mà không gian nhà ống, nhà phố thường bị thiếu ánh sáng tự nhiên, dễ bị tối và bức bí. Giải pháp cho những thiết kế nhà ống thêm thông thoáng hơn đó chính là giếng trời. Vậy giếng trời là gì, tác dụng của giếng trời trong nhà ống hiện đại là gì, #BlogNộiThất sẽ giải đáp trong video này.

1/ Giếng trời là gì? Vì sao nên làm giếng trời?

Giếng trời hay có tên khác là cửa trời, skylight được hiểu đơn giản nhất là một khoảng không gian theo thẳng đứng và thông từ mái nhà xuống tầng trệt. Mục đích xây dựng giếng trời có tác dụng chính là giúp khoảng không gian nhà ở thông thoáng hơn và nhiều ánh sáng hơn. Thiết kế giếng trời sẽ giúp tận dụng tối đa không gian mở cho các công trình nhà ở hiện đại. Cách thiết kế giếng trời theo phong thủy giúp sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong gia đình được tốt hơn. Tác dụng lớn nhất của việc thiết kế giếng trời là khắc phục 3 nhược điểm thường thấy ở nhà phố là:

  • Dính tường nhà hàng xóm
  • Không mở nhiều cửa sổ
  • Không có khoảng sân vườn

Ngoài ra nhiều người xây dựng giếng trời để tiết kiệm điện vào buổi sáng. Ở những khu vực gần ánh sáng như ở tầng trệt, vừa có ánh sáng từ bên ngoài cửa hắt vào và có ánh sáng từ giếng trời nên sẽ hạn chế việc bật đèn điện.

Vậy bạn đã biết được lý do vì sao nên làm giếng trời rồi chứ? Nếu vậy thì thiết kế giếng trời như thế nào là thông minh và khoa học nhất?

2/ Thiết kế giếng trời như thế nào?

Nguyên tắc thiết kế giếng trời được các kiến trúc sư và cả chủ nhà xem trọng bởi vì tác dụng của giếng trời ngoài yếu tố thẩm mỹ thì giếng trời có tác dụng rước tài lộc vào nhà nữa đấy. Những nguyên tắc cơ bản nhất trong thiết kế giếng trời như:

  • Vị trí và hướng của giếng trời

Vị trí giếng trời trong nhà ống thường là những vị trí cơ bản như phòng ăn, nhà bếp, cầu thang hoặc ở giữa nhà. Nhưng theo phong thủy, vị trí xây giếng trời để phát huy tối đa chức năng thông gió và lấy sáng, thì bạn nên thiết kế giếng trời tại khu vực cầu thang vì các không gian chức năng sẽ xoay xung quanh nó. Mục đích xây giếng trời tại cầu thang giúp không khí và ánh sáng tự nhiên sẽ lan tỏa đều ra khắp không gian.

  • Cấu tạo, kích thước của giếng trời

Thông thường kích thước của giếng trời trong nhà ở là từ 4 đến 6m2, hoặc bạn có thể ước tính diện tích của giếng trời chiếm khoảng 10% ngôi nhà. Giếng trời có cấu tạo gồm 3 phần là đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng, khi thiết kế giếng trời bạn nên lưu ý không nên xây dựng giếng trời quá nhỏ hoặc quá to gây mất cân đối cho ngôi nhà.

  • Vật liệu

    làm mái che

Vật liệu làm mái che giếng trời rất quan trọng vì nó quyết định bao nhiêu phần ánh sáng sẽ đến được tầng trệt của nhà bạn. Hiện nay, vật liệu làm mái che giếng trời phổ biến nhất là tấm lấy sáng polycarbonate, ngoài ra có giếng trời bằng kính, tôn, bạt,…

3/ Lưu ý khi xây dựng giếng trời trong nhà ống

Xây dựng giếng trời tưởng dễ mà không dễ vì không chỉ đơn giản là bạn khoét 1 phần mái nhà để làm giếng trời mà phải làm sao để giếng trời có tác dụng lấy sáng và đối lưu tốt nhất cho căn nhà. Chính vì thế khi xây dựng giếng trời trong nhà bạn nên cần chú ý những yếu tố sau:

  • Kỹ thuật xây dựng giếng trời trong nhà

Giếng trời vốn dĩ là một cái ống, nên âm thanh lan truyền rất vang và rõ, chính vì thế bạn cần xây dựng giếng trời bằng những vật liệu tiêu âm như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch trần chứ không nên sơn trơn nhẵn như bình thường.

  • Thiết kế giếng trời hợp phong thuỷ trong nhà

– Vị trí đặt giếng trời tốt nhất là ở cung Tài Lộc hoặc Thiên mạng.

– Không được đặt giếng trời ở trước nhà.

– Xây dựng giếng trời ở trung tâm ngôi nhà

– Có thể xây dựng giếng trời tại góc méo nhằm hóa giải sát khí cho những mặt bằng nhỏ

– Trang trí giếng trời xung quanh với cây cối hoặc nước.

  • Kinh nghiệm xây dựng giếng trời

Khi thiết kế giếng trời trong nhà ống bạn nên lựa chọn thiết kế giếng trời có mái che. Giếng trời có mái che vừa có các ô thoáng để lấy ánh sáng nhưng cũng có phần mái che để tránh mưa to, gió lớn làm nước mưa rơi xuống nhà.

Nếu bạn có ý định làm giếng trời không có mái che thì phải thiết kế hệ thống thoát nước tốt cho giếng trời để tránh tràn vào nhà.

Nếu dưới giếng trời là không gian sinh hoạt chung thì hạn chế trang trí vật nặng như chậu cây, đèn chùm, v.v để tránh nguy hiểm cho những người đang sinh hoạt bên dưới giếng trời.

Hi vọng qua video này các bạn sẽ nắm được giếng trời là gì và cách thiết kế giếng trời tối ưu công dụng nhất. Nếu bạn đang có ý định xây nhà thì hãy cân nhắc đến việc xây giếng trời trong nhà để thông thoáng hơn nhé.