Thạch cao là một vật liệu xây dựng phổ biến trong việc tạo ra các bề mặt trần nhà mịn màng và đẹp mắt trong các căn nhà và công trình thương mại. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, trần thạch cao có thể bị hỏng hoặc xuống cấp, gây ra những vết nứt, sứt, hoặc thậm chí bong tróc bởi nhiều tác động. May mắn thay, việc tự sửa trần thạch cao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn có thể là một dự án xây dựng thú vị mà bạn có thể thử sức mình. Trong video này, Blog Nội Thất Đẹp sẽ hướng dẫn bạn từng bước tự sửa trần thạch cao một cách dễ dàng và hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi khám phá cách hô biến lại bề mặt trần thạch cao nhà của bạn trở nên hoàn hảo hơn!
- Cách tự sửa trần thạch cao bị nứt
- Cách tự sửa trần thạch cao bị thủng lỗ
- Cách tự sửa trần thạch cao bị thấm nước
Cách tự sửa trần thạch cao bị nứt
- Nguyên nhân trần thạch cao bị nứt
Nguyên nhân khiến trần thạch cao xuất hiện vết nứt là một vấn đề phổ biến và gây đau đầu trong xây dựng và hoàn thiện nhà ở. Hiện tượng trần thạch cao bị nứt thường thể hiện qua những đường nứt nhỏ trải dài trên tấm thạch cao. Các vết nứt thường xuất hiện ở các vị trí chính giữa các tấm thạch cao hoặc xung quanh các điểm tiếp giáp với tường. Sau đây, Blog Nội Thất Đẹp sẽ mang đến cho các bạn một vài nguyên nhân chính gây ra tình trạng trần thạch cao bị nứt để chúng ta sẽ có thể dễ dàng tìm được cách khắc phục phù hợp.
– Sử dụng chất liệu không tương đồng: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vết nứt trên trần thạch cao là việc sử dụng chất liệu bột và tấm thạch cao không phù hợp với nhau hoặc không tuân thủ quy chuẩn chất lượng. Thông thường, để đảm bảo khu vực trần thạch cao không bị nứt và hoàn thiện tốt nhất, chúng ta sẽ cần sử dụng các sản phẩm có cùng chất liệu và hãng sản xuất để cho ra kết quả tốt nhất đó bạn.
– Lỗi trong quá trình đóng khung xương: Nếu công đoạn đóng khung xương không được thực hiện đúng quy chuẩn hoặc không tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật thì cũng có thể dẫn đến sự biến dạng của trần thạch cao và xuất hiện vết nứt trên trần thạch cao.
– Xử lý các mối nối không đúng cách: Khi lắp đặt tấm thạch cao, việc xử lý các mối nối, đặc biệt là khu vực tiếp giáp với tường, cần được thực hiện một cách cẩn thận và chuẩn xác. Nếu không, các vết nứt có thể sẽ xuất hiện tại những điểm này.
– Yếu tố khách quan: Thời tiết và môi trường xung quanh cũng có thể góp phần vào tình trạng nứt trên trần thạch cao. Ví dụ, trong những khu vực có nhiệt độ cao và sự biến đổi nhiệt độ có giao động lớn, việc giãn nở của vật liệu có thể gây ra vết nứt trên trần thạch cao nữa đó. Điều này thường xảy ra đối với các trần được thiết kế dưới mái tôn nóng, khi sự thay đổi nhiệt độ ban ngày và ban đêm là rất lớn.
- Các bước tự sửa chữa trần thạch cao bị nứt
Cách xử lý trần thạch cao bị nứt bằng bột mối nối là một phương pháp đơn giản và hiệu quả mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện để sửa chữa vết nứt trên trần thạch cao. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà bạn có thể tham khảo để tự sửa chữa trần thạch cao bị nứt tại nhà như sau:
Bước 1: Bạn chuẩn bị bột mối nối và trộn bột xử lý với tỷ lệ chuẩn là 2:1 (2 nước: 1 bột). Trong bước này bạn hãy trộn bột và nước đều tay, hạn chế xảy ra tình trạng vón cục trong hỗn hợp sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa trần thành cao bị nứt.
Bước 2: Đeo găng tay bảo hộ và bắt đầu trét bột theo chiều dọc của vết nứt. Nếu có các vết nứt lớn hoặc tấm thạch cao bị cong vênh, bạn cần sử dụng nhiều bột hơn cho những khu vực này. Hãy đảm bảo phủ đều lớp bột trên toàn vùng vết nứt và khu vực nối giữa các tấm thạch cao để đảm bảo sự đồng nhất bạn nhé. Để cho quá trình sửa chữa trần thành cao nứt đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên phủ ngang tầm 10mm cho tất cả các vết nứt cùng với mối nối nhé.
Bước 3: Dán băng dính lên vùng đã trét bột. Ở bước này, bạn đặt một mảng băng dính chặt lên khu vực đã trét bột và sử dụng một con dao miết thẳng để đảm bảo bột dính chặt vào trong vết nứt trên trần. Sau đó chờ khoảng 2 tiếng để lớp bột đầu tiên đông kết và tiến hành bước tiếp theo.
Bước 4: Trét lớp bột thứ 2 vào vùng đã trét trước đó. Chờ cho đến khi lớp bột thứ 2 đông kết, sau đó tiếp tục trét lớp bột thứ 3. Và đặc biệt, bạn hãy lưu ý, lớp bột cuối cùng cần được trau chuốt và làm cho bề mặt trần thạch cao trở nên mịn màng và thẩm mỹ nhé.
Bước 5: Vệ sinh lại bề mặt trần thạch cao. Hãy sử dụng giấy nhám mịn để loại bỏ hoàn toàn lớp bột thừa trên trần và tạo ra một bề mặt trần thạch cao mịn màng và đẹp mắt.
Cách tự sửa trần thạch cao bị thủng lỗ
- Nguyên nhân trần thạch cao bị thủng lỗ
Mặc dù trần vách thạch cao được coi là một vật liệu xây dựng khá chắc chắn và bền bỉ nhưng chúng cũng không thể tránh khỏi việc bị thủng do tác động ngoại lực. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trần thạch cao bị thủng hoặc xuất hiện các lỗ trên bề mặt:
– Va đập và tác động cơ học: Đây là nguyên nhân chính gây thủng vách thạch cao. Va chạm, đập phải, hoặc tác động cơ học mạnh đều có thể là nguyên nhân làm trần thạch cao bị biến dạng và xuất hiện lỗ hoặc vết thủng.
– Lỗi trong quá trình lắp đặt: Trong trường hợp quá trình lắp đặt và hoàn thiện trần thạch cao không được thực hiện đúng cách thì cũng có thể dẫn đến sự không cố định của vật liệu, khiến nó dễ bị biến dạng và thủng.
– Áp suất không khí: Sự thay đổi nhiệt độ và áp suất không khí có thể gây ra sự co giãn của chất liệu thạch cao, gây ra các vết thủng nhỏ trên trần thạch cao trong công trình.
– Tác động từ bên ngoài: Các tác nhân từ bên ngoài như bị đập, va đập bởi đồ nội thất hoặc vật trang trí, hoặc sự va chạm không mong muốn trong quá trình sử dụng cũng có thể là nguyên nhân trần thạch cao bị thủng và xuất hiện các lỗ trên bề mặt vách thạch cao.
Dù nguyên nhân là gì, khi vách thạch cao bị thủng, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều, vì có thể tự mình sửa chữa một cách đơn giản để tiết kiệm chi phí gọi thợ sửa chữa đó nha.
- Các bước tự sửa chữa trần thạch cao bị thủng lỗ
Bước 1: Bắt đầu bằng việc cạo xung quanh lỗ thủng để loại bỏ mọi mảnh thạch cao dư thừa. Sau đó, sử dụng một miếng vải ướt để làm ẩm vùng lỗ thủng.
Bước 2: Lấp lỗ thủng bằng bột thạch cao hoặc bột matit. Sau đó bạn để lỗ thủng khô trong vài giờ và đảm bảo nó được đặt ngang bằng bề mặt trần.
Bước 3: Sử dụng giấy nhám để nhẹ nhàng chà lại bề mặt trần thạch cao, đặc biệt vùng xung quanh lỗ thủng. Điều này giúp làm cho bề mặt trở nên mịn màng và đồng đều hơn.
Bước 4: Phủ thêm một lớp sơn lót lên vùng đã sửa chữa để chuẩn bị cho bước sơn hoàn thiện. Sau khi lớp sơn lót khô, bạn có thể tiến hành sơn trần thạch cao theo màu sơn mong muốn.
Cách tự sửa trần thạch cao bị thấm nước
- Nguyên nhân trần thạch cao bị thấm nước
– Nhà xây dựng đã lâu: Những ngôi nhà được xây dựng cách đây nhiều năm thường sẽ dễ xảy ra tình trạng bị đọng nước và thấm nước sau một thời gian sử dụng. Do đó, việc gia chủ không duy trì và bảo dưỡng đều đặn thì có thể làm cho trần thạch cao bị thấm nước.
– Tác động từ trên xuống: Trong quá trình xây dựng, nếu có lỗ hoặc vết nứt trên sàn sân thượng hoặc từ tầng trên, nước có thể thấm vào trần thạch cao ở tầng dưới. VÌ vậy mà việc xử lý lỗ hoặc vết nứt trên sàn thượng là rất cần thiết để ngăn chặn tình trạng nước thấm vào trần thạch cao.
– Chưa chống thấm đúng cách: Trần thạch cao cũng có thể bị thấm nước nhanh chóng sau khi mới thi công nếu quá trình chống thấm không được thực hiện đúng cách.
– Chất lượng kém: Sử dụng vật liệu kém chất lượng không đủ khả năng chống thấm khi thi công trần thạch cao có thể là một nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng trần thạch cao bị thấm nước.
- Các bước tự sửa chữa trần thạch cao bị thấm nước
Trường hợp trần thạch cao thấm nước nhẹ
Bước 1: Đối với những khu vực trần thạch cao bị thấm nước nhẹ, bạn có thể phủ một lớp sợi thủy tinh chống thấm lên bề mặt. Sau đó hay sử dụng keo chống thấm để kết dính sợi thủy tinh lên trần thạch cao.
Bước 2: Sau khi lớp sợi thủy tinh đã được đặt, bạn tiến hành trát lớp xi măng trên bề mặt và gạch lại như cũ. Điều này sẽ giúp bảo vệ trần thạch cao khỏi thấm dột và giúp nó trở nên chắc chắn hơn.
Trường hợp trần thạch cao thấm nước nhiều hoặc bị nứt
Bước 1: Trường hợp trần thạch cao thấm nước nhiều hoặc bị nứt, bạn cần phải đập bỏ lớp gạch thạch cao cũ để tiến hành sửa chữa.
Bước 2: Tiếp theo bạn làm lại trần thạch cao bằng cách thi công trần mới và kết hợp với quá trình chống thấm tại các vị trí thấm dột. Tuy nhiên, hãy đặc biệt chú ý đảm bảo cho lớp chống thấm được lắp đặt đúng cách và hoàn toàn kín đáo để hạn chế nhất có thể tình trạng thấm dột lại tiếp diễn bạn nhé.
Và trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tự sửa trần thạch cao tại nhà mà Blog Nội Thất Đẹp muốn chia sẻ tới bạn trong video ngày hôm nay. Hy vọng video này sẽ đóng góp một phần nào cho công cuộc sửa chữa và cải tạo nhà ở của bạn thêm hoàn hảo và đẹp mắt. Nếu bạn cũng quan tâm đến các nội dung khác về xây dựng hay phong thủy nhà ở, đừng quên tham khảo những video Blog Nội Thất Đẹp đính kèm trong phần mô tả nha.