Bạn có biết để đem lại hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí cho một công trình thiết kế trần thạch cao yêu cầu cần phải tỉ mỉ từng công đoạn. Tuy nhiên, nhiều người thường có tận chủ quan lơ là, khiến cho công trình vừa hoạt động được một thời gian đã nhanh chóng bị xuống cấp. Vậy những sai lầm nào cần nên tránh khi làm trần thạch cao? Hãy cùng Blog Nội Thất Đẹp tìm hiểu rõ hơn trong video dưới đây nhé!

Trong video này, Blog Nội Thất Đẹp sẽ chia sẻ cho các bạn về:

• Trần thạch cao là gì?
• Có các loại trần thạch cao nào?
• Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao
• Có nên làm trần thạch cao không?
• Những sai lầm cần tránh khi làm trần thạch cao
• Một số những lưu ý khi làm trần thạch cao
———————————————–

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao hay còn biết đến với tên gọi “trần la phông thạch cao” là trần được làm từ nhiều tấm thạch cao lắp ghép với khung trần với nhau.

Trần thạch cao được kết cấu tổ hợp của nhiều lớp vật liệu bao gồm: Khung xương thạch cao, tấm thạch cao, lớp sơn bả và các vật tư phụ khác liên quan trong đó:

• Khung xương thạch cao: có tác dụng tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ti treo.

• Tấm trần thạch cao: có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.

• Lớp sơn bả: Tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần.

Trần nhà thạch cao hiện đang trở thành một trong những xu hướng mới trong thiết kế xây dựng, được nhiều gia đình ưa chuộng. Đây được coi là sản phẩm nhằm giải pháp tối ưu nhất để thay thế các loại trần truyền thống như: tấm trần nhựa, gạch, bê tông,….

Có các loại trần thạch cao nào?

Trần thạch cao hiện có 02 loại là trần nổi và trần chìm. Trần thạch cao nổi đòi hỏi ít kỹ thuật thi công hơn, lắp đặt dễ dàng và tốn ít thời gian.

Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi là loại trần được làm bằng cách thả từng tấm thạch cao từ trên xuống sao cho lấp kín khung định hình trần. Đối với loại trần thạch cao này, khi làm xong phần khung xương thì người thi công sẽ cầm tấm thạch cao và đặt thả cho cho nằm ngay ngắn lên trên khung xương. Thế nên ngoài trên gọi là trần nổi nó còn được gọi là trần thả để chỉ thao tác đặc trưng khi đang thi công.

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu chiêm ngưỡng loại trần này, bạn sẽ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp lên. Trần thạch cao chìm gồm có 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp.

• Trần phẳng: có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng. Loại trần này được cấu tạo từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.

• Trần thạch cao giật cấp: được hiểu đơn giản là trần được giật xuống từng cấp khác nhau. Theo các nhà chuyên gia kiến trúc sư, thì đây là kiểu trần hàm chứa giá trị nghệ thuật cao nhất.

Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao

Ưu điểm của trần thạch cao

• Trần thạch cao đa dạng cả về mẫu mã lẫn nguồn gốc xuất xứ và tính thẩm mỹ cao. Từ đó giúp mang đến không gian sống của ngôi nhà nhiều sự phong cách khác biệt và đáp ứng yêu cầu của chủ nhân ngôi nhà. Nếu không tinh mắt, có thể bạn sẽ dễ nhìn nhầm trần thạch cao là trần đúc đấy.

• Có khả năng cách nhiệt và cách âm, chịu nước và chống cháy tốt, an toàn thân thiện với môi trường.

• Thạch cao có độ bền cao, không bị ẩm mốc. Từ đó có thể sơn hoặc treo các vật dụng trang trí, tạo phong cách và vẻ đẹp riêng cho không gian ngôi nhà của bạn.

• Nhờ đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi giống như một số loại vật liệu khác.

Nhược điểm của trần thạch cao

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, thì còn đó một số những nhược điểm khó có thể tránh khỏi như sau:

• Kỵ nước: Đây là nhược điểm lớn nhất khi nhắc đến trần thạch cao, chính vì vậy trong quá trình làm với loại trần này, bạn hãy kiểm tra thật kỹ càng để có thể chắc chắn rằng không có bất kỳ một phần nước nào bị rò rỉ.

• Trần bị co lại: Trải qua trong quá trình thời gian sử dụng, trần nhà thạch cao sẽ bắt đầu co lại, từ đó nó sẽ bắt đầu xuất hiện các vết nứt và gây mất thẩm mỹ.

• Rung khung xương: Những công trình có mái tôn, thì đôi khi trong quá trình làm trần thạch cao thường gặp phải một số vấn đề nhiều nhất chính là phần khung xương bị rung do sự ảnh hưởng của thời tiết. Chính vì lý do đó mà trần nhà sẽ nhanh chóng xuất hiện những vết nứt.

Có nên làm trần thạch cao không?

Làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà

Tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà luôn là lý do khiến trần thạch cao trở thành xu hướng trang trí nhà ở hiện nay.

Cho đến thời điểm hiện tại, cũng chưa có một chất liệu nào thay thế các tấm thạch cao trong việc tạo hình và thiết kế các kiểu dáng trần đa dạng đến như vậy. Hơn thế nữa, hiện nay các tấm thạch cao rất đa dạng các kiểu dáng hoa văn để khách hàng lựa chọn.

An toàn hơn với người sử dụng

Trần thạch cao hoàn toàn không độc hại và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Thành phần của nó chủ yếu là muối canxi sulfat và các phân tử nước, đây đều là những nguyên tố hóa học không gây hại đến sức khỏe đến con người.

Ngoài ra, trần nhà thạch cao không sinh bụi bẩn, thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu sống và làm việc trong các căn phòng được thiết kế trần bằng thạch cao.

Trần thạch cao có tính độ bền cao

Trần thạch cao còn có tuổi thọ lâu dài nếu không bị tác động của nước hay tác động mạnh của gió làm ảnh hưởng tới độ phẳng của khung xương thì tuổi thọ ước tính của trần thạch cao là 50 năm.

Tiết kiệm thời gian và chi phí thi công

Hầu hết đều tại các nhà máy, khu công nghiệp đều không đổ mái bê tông mà là mái tôn và bên trong văn phòng làm việc được thiết kế trần thả bởi các tấm chống ẩm hay tấm cách nhiệt hoặc đối với các trần thạch cao phòng khách, phòng ngủ… được thiết kế để trang trí thêm phần đẹp hơn.

Quá trình làm trần thạch cao được thực hiện nhanh chóng với các vật liệu theo khuôn có sẵn. Đồng thời, chi phí làm trần thạch cao lại tiết kiệm hơn rất nhiều so với các trần khác: nhôm, mái bê tông,…

Những sai lầm cần tránh khi làm trần thạch cao

Khi làm trần thạch cao sẽ có cách đúng và cách sai và bạn nên biết để tránh những sai lầm đó. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi làm trần thạch cao như sau:

Không xác định được kích thước vết nứt

Nếu như có một vết nứt nhỏ trên trần thạch cao của nhà bạn, bạn có thể sử dụng bột bả để lấp đầy hơn là vá nó. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với các vết nứt nhỏ hơn 2 – 5cm và không có sự chênh lệch về màu sắc. Còn nếu thạch cao bị ố vàng, bạn sẽ cần phải thay thế một phần diện tích trần và vá nó lại đúng cách.

Không tìm hiểu rõ nguyên nhân

Có thể trần thạch cao nhà bạn được hiểu đơn giản là quá cũ và cần vá một số chỗ. Có nhiều lý do đằng sau sự xuống cấp đó có thể là do sự ẩm ướt hoặc một số loại của các vấn đề về kết cấu. Vậy nên bạn cần phải tìm hiểu và khắc phục các nguyên nhân gốc rễ trước khi bạn sửa chữa trần thạch cao, nếu không bạn sẽ phải sửa chữa lại chúng một lần nữa trong một vài tháng đấy.

Phá các phần thạch cao đã cũ

Không nên loại bỏ phần trần thạch cao đã cũ bằng cách đập phá. Bạn nên sử dụng một cái đục hoặc búa và cắt chúng ra theo các hình khối như vuông hoặc chữ nhật để thay thế. Sử dụng cách này sẽ dễ dàng hơn nhiều khi cắt và bạn có thể tạo được những miếng vá phù hợp mà không phải mất quá nhiều công sức.

Không chú ý đến hệ khung trần

Khi bạn gỡ bỏ một phần của trần nhà để thay thế, bạn cần phải chắc chắn rằng có một khung xương chắc chắn để nâng đỡ tấm thạch cao mới khi chúng được lắp vào. Bởi nếu trần thạch cao của bạn được hỗ trợ bằng hệ khung chắc chắn thì sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ với các lưới thép thường được sử dụng trên các bức tường, bạn sẽ cần để lộ một dầm để đính kèm các tấm vá thành công. Các miếng vá và vách thạch cao cần phải hơi nhỏ hơn so với lỗ được khoét để chúng ăn khớp với nhau.

Bắt vít sai cách

Không nên chỉ bắt vít ở mỗi góc của tấm thạch cao khi bạn đang đặt một bản vá trên trần thạch cao bởi các mối vít nên được làm cách nhau khoảng 13cm để tạo ra sản phẩm tốt nhất, phù hợp và an toàn nhất.

Không bả trước khi sơn

Nhiều người khi thay tấm thạch cao xong thường sơn luôn, điều này sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ cho trần thạch cao. Vậy bạn nên sử dụng băng lưới để xử lý các mối nối xung quanh bản vá và bả lại chúng để tạo một bề mặt bằng phẳng trước khi sơn.

Một số những lưu ý khi làm trần thạch cao

Dưới đây là những lưu ý khi làm trần thạch cao mà bạn có thể tránh:

• Xây phần thô rồi mới tìm đến các giải pháp về thi công trần.

• Không quan tâm đến chất liệu của nguyên vật liệu trần thạch cao.

• Tham rẻ mà lựa chọn đội ngũ thi công chất lượng kém.

 

Hy vọng qua video này, Blog Nội Thất Đẹp sẽ giúp ích cho bạn có cái nhìn rõ hơn về những sai lầm nên tránh khi làm trần thạch cao đấy nhé.