Hiện nay, thạch cao trần có 2 loại đó là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Cứ hễ 10 bạn thì có tới 9 bạn băn khoăn không biết giữa trần thạch cao nổi hay trần thạch cao chìm thì nên chọn cái nào?
Vậy thì hãy cùng với Blog nội thất đẹp tìm hiểu một số thông tin về 2 loại trần thạch cao này nhé. Chúng tôi sẽ nêu ra đặc điểm của 2 loại trần thạch cao này cũng như ưu điểm và nhược điểm của chúng. Chắc chắn xem xong bạn sẽ đưa ra lựa chọn một cách dễ dàng cho mà xem. Nào đi thôi.

Thế Thạch Cao Trần Thả Là Gì Nhỉ?

Thạch Cao Trần Thả hay còn gọi là trần nổi, trần thả, thạch cao trần khung thả. Từ “nổi, thả” ở đây để mô tả cái khung mà sau khi hoàn thiện. Vì nó được thiết kế theo kiểu “lộ” nên bạn có thể nhìn thấy một phần của kiến trúc.
Đặc trưng của loại trần này đó là sử dụng các tấm thả. Khi làm xong phần khung xương, bạn hãy nhìn trên trần nhà và vẽ ra trong đầu các ô có kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm. Mường tượng ra chưa? Rồi đúng không, tiếp theo một người thợ sẽ cầm tấm thạch cao và thả cho nó nằm ngay ngắn lên trên toàn bộ cái khung đó.
Thường thì thạch cao trần thả sẽ thích hợp hơn với các chung cư, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, mua sắm, nhà ga, sân bay… bạn nha!

Xem thêm: Top 10 mẫu nhà cấp 4 mái thái dưới 200 triệu đẹp hiện đại xu hướng 2021
Những loại thạch cao trần thả hiện nay
Trần thả có rất là nhiều loại với đa dạng mẫu mã đến từ các đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là các dạng:
Thạch cao trần thả tấm phủ PVC là trần thạch cao sử dụng khung xương nổi đồng bộ của các hãng khác nhau kết hợp với tấm thạch cao được phủ bề mặt bằng tấm PVC
Thạch cao trần thả sợi khoáng là tổ hợp của tấm sợi khoáng và khung xương trần thả thông thường hoặc khung xương dành riêng cho tấm sợi khoáng.
Ưu điểm của thạch cao trần thả
Khi thời tiết thay đổi, bạn sẽ không phải lo về việc trần nhà bị cong võng, hay các tấm trần bị uốn cong.
Với lại quá trình làm loại trần này cũng khá là nhanh, gọn và đơn giản nữa.
Bên cạnh đó việc tháo lắp và sửa chữa hay lắp đặt các đường dây, các thiết bị, hệ thống thông gió cũng vô cùng dễ dàng..
Chất liệu của thạch cao trần thả có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy… đặc biệt có khả năng chống lan truyền lửa, không gây hại cho sức khỏe.
Còn một điểm nữa đó là chi phí thi công và lắp đặt rất rẻ luôn.

Xem thêm: Xây dựng một ngôi nhà – Quy trình gồm những bước gì?

Nhược điểm thạch cao trần thả

Mang lại tính thẩm mỹ không cao cho các công trình thiết kế, cũng như hạn chế khả năng trang trí hoa văn so với trần chìm.
Các tấm thạch cao trần thả có kích thước bé, có thể gây cảm giác chia vụn không gian, thường được ưu tiên sử dụng đối với các không gian rộng.
Việc những mẫu tấm có kích thước cố định sẽ khiến việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn bạn nhé.
Còn thạch cao trần chìm là gì?
Thạch cao trần chìm hay còn gọi là trần chìm, trần thạch cao khung xương chìm có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao.
Thạch cao trần chìm bao gồm khung xương và các tấm thạch cao, khung xương dùng để treo các tấm thạch cao.
Khung định hình được làm nhôm kẽm chữ U, bắt vít gắn kết với nhau, rồi người thợ sẽ ghép từng tấm thạch cao lại.

Cấu tạo trần thạch cao chìm

Thanh chính là thanh chịu lực nên được bắt lên trần bằng các cụm ty treo hay tăng đơ.
Thanh phụ thì liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với trần.
Thanh viền là thanh tiếp nối giữa tường vách và thanh chính – phụ.
Tấm thạch cao: Các tấm trần được liên kết với thanh chính, thanh phụ và thanh viền tường tạo thành bề mặt trần.
Phụ kiện được dùng để liên kết các thanh và tấm trần để tạo thành một hệ thống thạch cao trần chìm hoàn chỉnh.

Ưu điểm thạch cao trần chìm

Thạch cao trần chìm có tính thẩm mỹ cao hơn nhiều so với trần nổi đó. Bạn có thể dễ dàng trang trí, tô vẻ hoa văn theo nhu cầu, sở thích của riêng mình nữa.
Thạch cao trần chìm có những đặc tính nổi trội như là khả năng chống thấm, cách âm, cách nhiệt, độ bền cao.
Bạn tha hồ lựa chọn các mẫu mã đa dạng về kiểu dáng và màu sắc. Ngoài ra loại trần này có thể dễ dàng định hình với nhiều kiểu thiết kế thuộc các phong cách khác nhau.

Xem thêm: Đặt phòng thờ trên nhà bếp – đừng dại mà đổ hết tài lộc ra ngoài

Nhược điểm của trần thạch cao chìm

Thạch cao trần chìm rất khó tháo dỡ khi bạn muốn tu sửa vì phải dỡ toàn bộ trần xuống để nên sẽ tốn công sức. Trường hợp nếu bạn cố tình không sửa sớm thì có thể sẽ phải hủy bỏ cả trần nhà đấy.
Ngoài ra còn việc dễ bị rạn nứt do ảnh hưởng của thời tiết hay thời gian sử dụng, cũng như không thích hợp với những ngôi nhà cấp 4 có mái tôn vì đặc tính dễ thấm nước, dễ phai màu.
Để thi công thạch cao trần chìm thì chi phí bỏ ra là hơi đắt vì đòi hỏi cầu kỳ hơn về kỹ thuật trong khâu thi công lắp đặt, tu bảo trì.

Vậy nên chọn thạch cao trần thả hay thạch cao trần chìm?

Nhiều bạn khi chưa hiểu rõ về thạch cao trần thả và thạch cao trần chìm luôn băn khoăn không biết nên chọn loại trần nào để phù hợp với không gian của mình. Tuy nhiên, với những gì mà Blog nội thất đẹp đã nêu rõ ở trên, mỗi loại trần thích hợp với những công trình khác nhau.
Vì thế, hãy lựa chọn thạch cao trần thả hay thạch cao trần chìm dựa vào công trình bạn xây dựng là nhà ở, chung cư, khách sạn, quán cà phê hay nhà hàng… để đưa ra quyết định sao cho tốt nhất.
Vậy là Blog nội thất đẹp đã thông tin cho bạn biết về 2 loại thạch cao trần thả và thạch cao trần chìm rồi đó. Hy vọng bạn có thể lựa chọn được loại trần phù hợp nhất cho mình. Các bạn thấy video này của Blog nội thất đẹp thế nào? Hãy like share và subscribe cho Blog nội thất đẹp nhé. Cảm ơn và hẹn gặp lại trong các bài viết sau!