Tủ bếp là một phần không thể thiếu của mỗi gia đình, nhưng nếu làm bằng gỗ tự nhiên thì chi phí bỏ ra để có bộ cửa rất cao, mà lại thường bị ẩm mốc, mối mọt, xệ cánh. Từ đó, Tủ bếp nhôm kính ra đời để khắc phục toàn bộ những nhược điểm của tủ gỗ như giá thành rẻ, chống nước, chống mối mọt. Vậy làm thế nào để có được một tủ bếp nhôm kính hoàn chỉnh? Bài viết dưới đây, Blog Nội Thất Đẹp giới thiệu cho bạn kinh nghiệm để làm ra 1 bộ tủ bếp nhôm kính nhé!

1/ Tủ bếp nhôm kính là gì?

Tủ bếp nhôm kính là tủ bếp được làm từ khung nhôm kết hợp với tấm alumi và chất liệu kính. Về phần cánh tủ có thể bổ sung thêm tay nắm cửa, bản lề và ổ khóa. Đối với hộc tủ bên trong bạn có thể lắp đặt thêm các loại phụ kiện thông minh như giá bát đĩa, khay inox, kệ gia vị, kệ mâm xoay,…

2/ Các loại tủ bếp nhôm kính phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường, đang có rất nhiều các loại tủ bếp làm từ vật liệu nhôm kính đa dạng, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau:

Tủ bếp treo tường làm từ nhôm – kính

Tủ bếp dưới làm từ nhôm kính

Đảo bếp mặt đá làm từ nhôm kính

Tủ bếp đựng bát đĩa làm từ nhôm kính

Tủ kệ bếp làm từ nhôm kính

Tủ chén bát bằng nhôm – kính

Tủ trưng bày thức ăn bằng nhôm – kính

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua tủ rượu đẹp nhất nhất định bạn phải biết

3/ Ưu điểm của tủ bếp nhôm kính

• Tủ bếp có khả năng chịu nhiệt, chịu lực và chống nước tốt.

• Tủ bếp dưới có độ chắc chắn cao, không cần tấm đan bê tông mà toàn bộ khung tủ đều được làm từ nhôm. Khung tủ nhôm có khả năng chịu được tải trọng lên đến 300kg. Vì thế bạn có thể lắp đặt mặt đá bếp dài trên 3m lên trên khung tủ nhôm bình thường.

• Tuyệt đối không bị mối mọt, ẩm mốc khi tiếp xúc với nước qua thời gian sử dụng.

• Bề mặt kính, nhôm và tấm hợp kim dễ dàng vệ sinh, lau chùi, có khả năng chống bám bụi, không bị thấm dầu mỡ, không hút ẩm, an toàn với sức khỏe người dùng.

• Không mắc phải trường hợp cong vênh, co ngót, biến dạng dưới tác động của thời tiết.

• Tủ bếp không bị hoen gỉ, oxi hóa dù tiếp xúc thường xuyên với nước.

• Đa dạng mẫu mã, màu sắc, không hề đơn điệu như các mẫu tủ nhôm truyền thống.

• Giá thành phải chăng, rẻ hơn nhiều so với các loại vật liệu làm tủ bếp khác.

• Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng tủ bếp làm từ nhôm kính vẫn còn nhiều hạn chế.

Xem thêm: Kinh nghiệm mua bàn đảo bếp kết hợp bàn ăn chuẩn không cần chỉnh

4/ Nhược điểm của tủ bếp nhôm kính

• Vì tính chất vật liệu mà tủ bếp nhôm kính thường tạo cho căn bếp cảm giác lạnh lẽo.

• Tủ bếp khung nhôm kính có thể bị ám khói, dầu mỡ trong quá trình nấu nướng.

• Chất liệu nhôm kính khiến cho tủ bếp dễ gặp trường hợp hở điện, rò rỉ điện nếu có lắp đèn LED âm bên trong tủ.

• Thiết kế của tủ bếp khung nhôm kính cần phải được chú ý kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn nếu không sẽ nguy hiểm.

• Nếu không bảo quản đúng cách, tủ bếp nhôm có khả năng bị cong vênh, kẹt trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Tủ bếp chữ G là gì, kinh nghiệm chọn mua tủ bếp chữ G đẹp

5/ Những lưu ý khi làm tủ bếp nhôm kính

Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp nhôm kính

Các thanh nhôm nên được cắt nhỏ hơn 5,5 cm so với kích thước mong muốn

Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp nhôm kính thông thường:

• Đối với kệ bếp dưới: chiều cao 81cm*60cm sâu tính cả mặt đá

• Đối với tủ bếp nhôm kính treo tường: chiều cao 60cm*33cm sâu

• Khoảng cách giữa tủ bếp nhôm kính treo tường và tủ bếp dưới: 620mm đến 700mm (tùy chiều cao người sử dụng)

• Cánh cửa tủ bếp nhôm kính: rộng khoảng 300mm – 350mm.

Xem thêm: Kinh nghiệm làm tủ bếp mini có bồn rửa cho nhà siêu nhỏ

Tại sao nên làm theo kích thước tiêu chuẩn?

Kích thước tiêu chuẩn là kích thước được đúc kết lại bằng kinh nghiệm của hàng trăm nghìn lần thi công của hàng trăm nghìn người.

Chiều sâu tủ dưới 60cm, tủ trên là 33cm:

• Vì cánh cửa khoảng 300mm. Khi làm tủ bếp nhôm kính theo chiều sâu tiêu chuẩn thì mở cánh tủ trên sẽ thuận lợi, cánh cửa tủ bếp không vướng vào người. Nếu độ sâu tủ dưới ngắn đi hoặc độ sâu của tủ treo tường lớn hơn. Khi mở cửa, cánh cửa sẽ dễ vướng vào người.

• Làm tủ theo độ sâu tiêu chuẩn thì gần như mua bất kì 1 phụ kiện,vật dụng nào ở ngoài thị trường thì đều lắp đặt được vừa vặn. Đặt biệt là mặt đá tiêu chuẩn 600mm, mua ở đâu cũng có và cực kì phong phú về mẫu mã, giá cả. Nếu đá mặt bếp là 800m thì chủng loại ít, hiếm và giá thành rất cao.

• Độ sâu tiêu chuẩn kết hợp với chiều cao tiêu chuẩn thì người dùng dễ dàng sử dụng tất cả các ngăn của bộ tủ bếp.

Xem thêm: Kinh nghiệm thiết kế phòng khách hợp phong thủy cho người mệnh mộc

Chiều cao tiêu chuẩn tủ dưới 810mm, tủ trên 650 đến 700mm:

• Khi sử dụng bếp ga và chậu rửa sẽ rất vừa với tầm người sử dụng. Không bị cúi gù do thấp hoặc phải kiễng vì cao.

• Mở cánh tủ không vướng vào người và có thể với tới bất kì khoang nào của tủ.

• Sử dụng các phụ kiện, vật dụng ngoài thị trường đều vừa vặn.

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn tủ quần áo chạm trần phù hợp thiết kế phòng

Khoảng cách giữa tủ trên và tủ dưới từ 620mm đến 700mm: tùy thuộc chiều cao của người sử dụng để điều chỉnh số đo này.

Chiều rộng cánh cửa khoảng 300 đến 350mm:

• Mở cánh cửa tủ bếp trên không chạm vào người.

• Mở cánh cửa tủ bếp dưới thì không phải lùi người lại

• Nhìn cân đối và đẹp

Xem thêm: Kinh nghiệm mua ghế sofa nhất định bạn phải biết

Hy vọng bài viết trên giúp cho bạn có thêm những thông tin hữu ích về tủ bếp nhôm kính. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều loại vật liệu mới nhưng nhôm – kính vẫn là lựa chọn được nhiều người tin dùng nhờ các ưu thế của mình.